Sau khi nhận trâu, các họa sĩ bắt đầu thể hiện ý tưởng sáng tạo nghệ thuật trên mình trâu. Những chú trâu được tô điểm đầy màu sắc rực rỡ chuẩn bị chào đón lễ hội Tịch điền Đọi Sơn.
Ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Quý Mão), tại cánh đồng xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam diễn ra hội thi vẽ, trang trí trâu. Những chú trâu đạt giải sẽ tham gia nghi thức xuống đồng cày Tịch điền vào ngày mai.
Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức từ năm 2009, năm bắt đầu phục dựng Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn. Những chú trâu được chọn từ các thôn, xóm trong vùng để trang trí tham gia lễ hội sẽ được tập kết tại bãi riêng, gần sân khấu chính nơi làm lễ hội Tịch Điền.
Sau hồi trống khai hội, các họa sĩ ra khu sân bãi nhận trâu và bắt đầu thể hiện ý tưởng sáng tạo nghệ thuật trên mình trâu.
Một nam họa sĩ chăm chút vẽ từng chi tiết trên thân trâu.
Sau khi nhận trâu, những họa sĩ tham gia thi tài có thể thỏa sức sáng tác trên mình trâu. Những chú trâu quanh năm chỉ biết cày ruộng, kéo xe, gặm cỏ… bỗng chốc trở thành những "tác phẩm nghệ thuật", khoác lên mình tấm áo mới đầy màu sắc.
Linh vật năm Quý Mão được xem là chủ để chính để các họa sĩ thể hiện trên thân trâu.
Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn đã tạo nên nét văn hóa riêng, độc đáo, khẳng định nét đặc sắc của lễ hội của vùng đất Đọi Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; tạo được ấn tượng cho du khách, qua đó góp phần khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới của đất nước nói chung, tỉnh Hà Nam nói riêng.
Hội thi vẽ trang trí trâu Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn thu hút khá nhiều người đến xem và cỗ vũ.
Họa sĩ Nguyễn Thị Sao, phường Hòa Mạc, thị xã Duy Tiên, Hà Nam cho biết: "Hàng năm tôi đều tham gia Hội thi vẽ trâu Tịch điền, mỗi năm thì tôi sẽ có mỗi ý tưởng khác nhau. Vẽ trên thân trâu khá khó, vì nhiều lúc trâu di chuyển là nét vẽ sẽ bị lỗi…".
Để có được một bức tranh hoàn hảo trên thân trâu, các họa sĩ phải cực kỳ kiên nhẫn vì trâu luôn di chuyển.
Theo sử sách, lễ Tịch điền đầu tiên được vua Lê Đại Hành tổ chức và đích thân xuống đồng cày ruộng vào đầu Xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (năm 987). Lần đầu vua cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm sau cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc.
Nhiều chi tiết vẽ đòi hỏi sự cầu kỳ, cẩn thận...
Từ đó, những thửa ruộng này còn được gọi là "kim ngân điền". Người dân Hà Nam thì gọi là ruộng vàng, ruộng bạc.
Hàng năm, cứ vào đầu xuân năm mới, các triều đại nối tiếp nhau đều long trọng cử hành nghi lễ Tịch điền để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, lễ hội tốt đẹp này được phục dựng.
Ngày thơ Việt Nam 2023 (diễn ra ngày 5/2) lần đầu tiên được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long và trưng bày nhiều hiện vật của các nhà thơ nổi tiếng Việt Nam thu hút du khách.
Bên cạnh toạ đàm về thơ diễn ra trong sáng 5/2, hoạt động trưng bày hiện vật còn lưu giữ của các thế hệ nhà thơ
Tác phẩm được công diễn lần đầu vào tối 8-1 tại Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, do đạo diễn Thanh Điền chuyển thể từ kịch bản của Thanh Hoàng.
Hai nhân vật chính do Vũ Luân (vai ông Tư đàn kìm) và Bảo Quốc (vai ông Năm), cùng các diễn viên phụ: Thanh Hằng, Linh Tâm, Trọng Phúc, Quốc Đại, Trinh
Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 và Triển lãm thư pháp Sư đạo tôn nghiêm khai mạc sáng 15/1/2023 (ngày 24 tháng Chạp năm Nhâm Dần) tại Hồ Văn, di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ông Lê Xuân Kiêu cho biết chủ đề Hội chữ Xuân Quý Mão 2023 Sư đạo tôn nghiêm có ý nghĩa là đạo của người thầy
Rãnh áp thấp nối với vùng thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, cùng lúc trên cao nhiễu động gió hoạt động mạnh, ba yếu tố trên khiến Nam Bộ và Tây Nguyên mưa to đến rất to trong hôm nay 20-11.
TP.HCM sáng nay có mưa sớm - Ảnh: LÊ PHAN
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia