Ngày 10/4/2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an (C01) đã chính thức khởi tố và bắt giam Chủ tịch Tập Đoàn Tân Hiệp Phát Trần Quý Thanh, cùng 2 “công chúa” của tập đoàn này là Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích để điều tra về vụ án được C01 thụ lý từ ba năm trước.

Theo cơ quan công an, những cá nhân trên cùng một số người khác đã có những những hành vi: Trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, “cưỡng đoạt tài sản”  là các dự án, bất động sản có giá trị rất lớn tại TPHCM, và tỉnh Đồng Nai từ thàng 11/2020. Đến nay, đã có căn cứ để xác định hành vi của Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại khoản 4 điều 175 của Bộ luật Hình sự.

Thông tin tóm tắt quá trình dẫn đến sự việc.

Ngày 8/12/2017, công ty Kim Oanh Đồng Nai gửi đơn tố giác đến lãnh đạo Bộ Công An. Nội dung thông tin về việc chuyển nhượng dự án Khu dân cư – dịch vụ tại xã An Phước, huyện Lòng Thành, tỉnh Đồng Nai (dự án Minh Thành),từ công ty Bất động sản Minh Thành – chủ đầu tư dự án, ông Phạm Hoàng Minh và bà Hồ Thị Diễm Trang cho công ty Kim Oanh, với hình thức chuyển nhượng 100% cổ phần công ty Minh Thành. Tổng trị giá cho hợp đồng này là 530 tỉ đồng.

Ngày 21/10/2019, Phía công ty Kim Oanh đã chuyển cho đối tác 265 tỉ, theo thoả thuận phụ lục hợp đồng mới được ký kết giữa đôi bên về tiến độ bàn giao thực hiện. Tuy nhiên, ông Minh và bà Trang không thực hiện đúng những nội dung trong thoả thuận, không bàn giao đất cho cho công ty Kim Oanh. Lúc này bà Đặng Thị Kim Oanh (chủ tịch công ty Kim Oanh) vì muốn nhanh chóng có tiền thanh toán cho đối tác, thông qua mô giới bà đã tìm đến ông Nguyễn Trí Thanh, cầm cố dự án Minh Thành để vay số tiền 350 tỉ, với lãi suất 3%tháng, 36% năm. Công ty Tân Hiệp Phát đã yêu cầu công ty Kim Oanh thanh lý toàn bộ hợp đồng với đối tác năm 2017, đồng thời ký chuyển nhượng toàn bộ 100% vốn của công ty Minh Thành cho Tân Hiệp Phát, để thế chấp cho số tiền 350 tỉ cần vay.

Dự án "ngàn tỉ" gây tranh chấp.

Công ty Kim Oanh sau đó đã trả thêm cho đối tác 115 tỉ, để mong nhận đầy đủ hồ sơ pháp lý tiếp tục thực hiện dự án. Theo đúng thoả thuận, sau khi nhận đủ thêm số tiền 380 tỉ, phía đối tác phải mua thêm 13ha để đủ 56,7ha bàn giao cho công ty Kim Oanh. Nhưng đến năm 2020 giao dịch vẫn không được thực hiện, khi giá đất tăng phía đối tác lại một lần nữa lật lọng đòi trả thêm tiền hoặc buộc công ty Kim Oanh bán lại dự án, nhưng công ty Kim Oanh không đồng ý.

Việc vay vốn của bà Oanh với công ty Tân Hiệp Phát được thực hiện bằng các hợp đồng “giả” dưới dạng “đặt cọc”, “cam kết bán lại”, “chuyển nhượng cổ phần”, và trả lãi theo quý với số tiền 31,5 tỉ. Cụ thể phía Tân Hiệp Phát sẽ xác nhận việc đặt cọc cổ phần dự án trị giá 350 tỉ, nếu bên bán có nhu cầu mua lại số cổ phần đó thì phải thanh toán thêm số tiền chênh lệch sau 3 tháng sẽ tăng 1 lần, mỗi lần là 31,5 tỉ. Các bên cũng thoả thuận thêm việc “cam kết bán lại” các cổ phần.

Thực chất, đây là một mánh khoé để né “luật”, che giấu hành vy cho vay nặng lãi. Thay thế tiền lãi bằng tên gọi khác là “mức chênh lệch giá sau 3 tháng”, do biến động thị trường. Và thực tế, những lần trả lãi công ty Kim Oanh chỉ nhận được chứng từ xác nhận việc đặt cọc mua lại cổ phần, không có hoá đơn xuất theo yêu cầu của cơ quan thuế.

Ngày 12/8/2020, sau thời gian trả lãi đầy đủ, công ty Kim Oanh thu xếp và trả số tiền 350 tỉ từ tài khoản bà Nguyễn Thị Ánh cho phía Tân Hiệp Phát, nhưng bà Trần Uyên Phương đã chuyển lại toàn bộ số tiền cho bà Ánh, đồng thời không bàn giao lại dự án, từ chối thực hiện cam kết bán lại cổ phần.

Công ty Kim Oanh gần như mất trắng dự án Minh Thành 

Công ty Kim Oanh đã cung cấo nhiều thông tin và bằng chứng cho cơ quan chức năng, về dòng tiền qua lại giữa đôi bên để chứng minh việc đây không phải là việc mua bán cổ phần, chuyển nhượng dự án, mà thực chất là vay mượn tiền với lãi suất cao. Việc ép buộc công ty Kim Oanh phải ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và “cam kết bán lại”, thay vì hợp đồng thế chấp vừa là hành vi che giấu việc cho vay nặng lãi, vừa là cách thức gài bẫy con nợ để chiếm đoạt dự án.

Theo C01, kết quả định giá tài sản mà văn phòng này yêu cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự tỉnh Đồng Nai định giá 2 khu đất thuộc dự án Minh Thành (56,7ha) và dự án Nhơn Thành (36ha) như sau: Vào thời điểm cuối 2019, dự án Minh Thành có giá trị gần 600 tỷ đồng, dự án Nhơn Thành có giá gần 577 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị thực tế còn cao hơn nhiều khi có đối tác đã có văn bản đề nghị mua lại 100% cổ phần của Công ty Minh Thành với giá 1.300 tỷ đồng. Thời điểm cuối năm 2020, khi công ty Kim Oanh đệ đơn lên cơ quan chức năng thì khối tài sản này lên đến khoảng 1469 tỉ đồng.

Tính đến thời điểm hiện tại, khi chủ tịch Tân Hiệp Phát cùng 2 “công chúa” của tập đoàn này bị bắt giữ, thì trị giá của 2 dự án trên đã lên đến khoảng 3000 tỉ đồng. Ngoài ra, công ty Kim Oanh còn kiến nghị Bộ công an bổ sung thêm tội “cưỡng đoạt tài sản”, với 50 tỉ tiền phạt vì quá hạn trả lãi 1 ngày. Thời điểm đó nếu không đồng ý thì bên vay sẽ mất toàn bộ 2 dự án, nên buộc phải chấp nhận.

Công ty Kim Oanh không phải là nạn nhân duy nhất….

Cũng theo C01, cơ quan này hiện đang đứng ra thụ lý đơn tố cáo của nhiều cá nhân khác nhau, trong những hoàn cảnh và sự việc khác nhau nhưng có 1 điểm chung là họ từng vay tiền của ông Trần Quí Thanh và sau đó bị “ép” chuyển nhượng lại bất động sản cho ông Thanh, con gái, hoặc công ty do ông Thanh chỉ định.

Cụ thể, ông Lâm Sơn Hoàng (63 tuổi, quận Phú Nhuận) đã đưa đơn tố cáo việc vay tiền mất đất vào tay ông Nguyễn Trí Thanh và bà Phương. Việc cho vay được thực hiện với hình thức thế chấp nhiều lô tại Thành phố Thủ Đức, bằng “hợp đồng giả cách” chuyển nhượng những lô đất đó.

Tương tự, ông Nguyễn Văn Chung (37 tuổi, quận Tân Phú), đã ký “hợp đồng giả cách” với bà Trần Uyên Phương, chuyển nhượng lô đất hàng ngàn mét vuông tại quận Bình Tân để vay tiền, và bị ép bán lại sau đó.

Trong thông báo mới nhất chiều tối ngày 11/4/2023, Tân Hiêp Phát khẳng định giao dịch của cha con ông Trần Quí Thanh là hoạt động cá nhân và không liên quan gì đến hoạt động của công ty. Hiện tại, ông David Riddle Phó chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát đã lên đảm nhận vai trò giám đốc, đại diện theo pháp luật của công ty này thay cho ông Trần Quí Thanh.