Đến rạng sáng 3/1, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tỉnh Đồng Tháp cùng lực lượng công binh Quân khu 9 vẫn khẩn trương giải cứu cháu bé 10 tuổi rơi xuống ống trụ bê tông sâu 35m ở công trình cầu Rọc Sen (xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình). [caption id="attachment_3900" align="aligncenter" width="730"] Toàn cảnh hiện trường giải cứu bé trai rơi vào trụ bê tông rỗng 35m ở huyện Thanh Bình, Đồng Tháp - Ảnh: TIẾN TRÌNH[/caption] 350 người trong gần 60 giờ qua đã sử dụng nhiều phương án khác nhau để cứu bé trai, song việc cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn do “địa chất, địa hình; phương tiện tham gia giải cứu phải đều động từ nơi xa tới”. Trên miệng trụ bê tông, lực lượng cứu hộ bảo vệ, không cho đất đá rơi xuống. Nước được tiếp xuống cho Nam, song không nhận được phản ứng của bé trai. Lực lượng cứu hộ thử nhiều phương án như đưa ống nhòm chuyên dụng của quân đội, camera hồng ngoại xuống để quan sát bé Nam, nhưng không đem lại kết quả. Tại sao chưa xác định vị trí cháu bé? Giám đốc một công ty trong ngành xây dựng lâu năm ở Cần Thơ cho rằng, đầu tiên phải xác định được vị trí của cháu bé trong ống trụ là điểm nào, ống trụ sâu hơn 30 mét nhưng chưa biết chắc cháu bé ở vị trí nào. Khi xác định được vị trí, mới đào đất xung quanh xuống dần, đào tới đâu sẽ cắt ống trụ tới đó, nhưng phải đảm bảo không để đất cát rơi vào ống trụ. Việc này đòi hỏi kỹ thuật, phương tiện…, ở địa phương khó thực hiện, một trong các đơn vị có thể thực hiện là bộ đội công binh. [caption id="attachment_3901" align="aligncenter" width="730"] Các lực lượng đang lấy đất từ ống vách đóng bọc quanh ống bê tông - Ảnh: BỬU ĐẤU[/caption] Theo dự tính của ngành chức năng, trong đêm, cọc bê tông sẽ được nhổ lên, cứu được bé trai ra ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình khoan cọc nhồi phát sinh một số tình huống nên lực lượng cứu hộ phải điều chỉnh để đảm bảo an toàn tốt nhất cho bé trai. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật diễn biến tiếp theo của vụ việc trên.

Thủy Tiên