Người nhà ông Phan Văn Thuận (59 t.uổi, ở phường An Tịnh, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh) đi vào nhà vệ sinh tá hỏa phát hiện con trăn lớn đang nằm bên trong. Người dân phát hiện con trăn lớn đã sợ hãi chạy ra ngoài, báo lực lượng công an.
Khoảng 7 giờ 20 phút cùng ngày, ngay khi nhận được tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TX.Trảng Bàng (Tây Ninh) khoảng 10 người được điều xuống hiện trường. Tại hiện trường, con trăn tỏ ra hung dữ, liên tục quấn thân, thè lưỡi để tự vệ khi bị cảnh sát dùng gậy đè khống chế. Sau thời gian hợp lực, các chiến sĩ đã khống chế bắt trăn bỏ vào bao tải và bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm tỉnh Tây Ninh xử lý.
Theo cơ quan chức năng, đây là loại trăn gấm nặng hơn 50kg, dài khoảng 3m. Con trăn gấm trên thuộc nhóm 2B nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm động vật quý hiếm.
Thời gian gần đây, đã có nhiều vụ trăn "khủng" bò vào nhà dân gây chú ý. Trước đó, một hộ dân ở thôn Vĩnh Phú (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà) hoảng hốt phát hiện con trăn đất đang bò vào vườn nhà bắt gà.
Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) vừa phối hợp với các lực lượng liên quan bàn giao con trăn đất quý hiếm cho Vườn quốc gia Vũ Quang để tiếp tục theo dõi và chăm sóc trước khi tái thả về môi trường rừng tự nhiên.
Ông Nguyễn Xuân Mận, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà cho biết, qua kiểm tra, con trăn nặng khoảng 32kg, dài khoảng 4m, được xếp vào nhóm IIB (nguy cấp, quý hiếm). Đây là con trăn đất nặng và dài nhất từ trước đến nay được phát hiện trên địa bàn huyện Lộc Hà.
Trong thời gian dọn dẹp nhà, công sở sau khi nước rút, người dân thường phát hiện nhiều rắn độc như cạp nia, hổ mang trú ẩn. Một số loài còn nấp trong chăn, tủ quần áo...
Các bác sĩ cho biết vào mùa mưa hoặc nước lụt, rắn thường bò vào nhà để tìm nơi cao ráo trú ẩn. Do đó, người dân cần có kiến thức cơ bản để xử lý an toàn khi gặp tình huống này.
Vào mùa hè, khi thời tiết oi bức, rắn cũng có thói quen bò vào nhà, nơi có không gian mát mẻ, để tìm chỗ tránh nóng. Trong mùa mưa hay ngập lụt, rắn cũng tìm nơi cao ráo, kín đáo trong nhà dân để ẩn nấp. Do đó, khi dọn dẹp nhà, công sở, cơ quan, trường học sau lũ, người dân dễ dàng phát hiện chúng.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Trương Phước Hữu, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), tâm lý chung của nhiều người là hoảng loạn, la hét và cố gắng đuổi đ.ánh hoặc bỏ chạy khi thấy rắn trong nhà. Tuy nhiên, tấn công hay bỏ chạy đều không phải cách xử lý tốt khi gặp rắn. Điều này thậm chí có thể tạo ra tác động ngược, khiến rắn tấn công lại bạn và người trong gia đình, nhất là t.rẻ e.m.
Khi phát hiện rắn, bạn cần nhanh chóng quan sát xung quanh và thông báo cho người xung quanh. Nếu có t.rẻ e.m, hãy đưa trẻ đến xa khu vực có rắn và dặn bé không được đến gần. Trường hợp các loài rắn độc dễ nhận biết như lục đuôi đỏ, hổ mang chúa, cạp nong, cạp nia, hãy chuẩn bị găng tay, mang ủng nếu có sẵn để tránh bị rắn cắn.
Sau đó, bạn có thể dùng cây gậy dài và nhẹ nhàng dọa đuổi chúng đi. Nếu rắn vẫn nằm yên trong hóc nhà, kẹt tủ hay quấn trong chăn, hãy để yên và đừng động đến chúng. Cách tốt nhất là gọi người có kinh nghiệm đuổi bắt rắn để cùng giải quyết, không nên xử lý một mình. Điều quan trọng nhất lúc này là giữ tâm lý bình tĩnh để giải quyết vấn đề, hành động dứt khoát.
Nếu không may mắn bị rắn độc cắn, bạn có thể gặp nguy hiểm tính mạng. Nọc các loài rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, lục đuôi đỏ, chàm quạp..., có thể gây rối loạn đông m.áu, phù nề, hoại tử, liệt cơ hô hấp, trụy tim.
Nạn nhân có thể t.ử v.ong trong vòng 30-60 phút nếu không được sơ cứu và dùng huyết thanh kháng nọc. Nguy hiểm hơn, nếu người xung quanh không có kỹ năng sơ cứu, nọc độc có thể xâm nhập nhanh hơn, tính mạng của nạn nhân càng thêm nguy cấp.
Theo Tuổi Trẻ