Bước vào năm nhất đại học, ngành kinh tế được nhiều bạn lựa chọn. Nhưng chắc hẳn không phải ai cũng nắm rõ mình sẽ học cái gì? Rồi tốt nghiệp xong sẽ làm gì, và ở đâu? Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn trẻ có một hình dung rõ ràng hơn về ngành học kinh tế, từ đó có những lựa chọn, kế hoạch và hành động phù hợp. Học kinh tế là học gì? Kinh tế là ngành học rất rộng Để dễ hình dung trong kinh tế có bao nhiêu lĩnh vực, ta có thể nhìn vào các khoa, hay viện đào tạo của các trường đại học lớn về chuyên ngành kinh tế.

Ở đó, ta thấy có những ngành chính như sau: Kinh tế phát triển Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm Kế toán - Kiểm toán Thương mại - Du lịch - Marketing Quản trị kinh doanh Toán thống kê Với 2 giai đoạn học: Đại cương và chuyên ngành Giai đoạn đại cương dạy nhiều môn mà các ngành cùng học.

Cơ bản nhất của kinh tế học là môn kinh tế vi mô để hiểu quyết định của cá nhân/hộ gia đình hay doanh nghiệp, và Kinh tế vĩ mô để hiểu quyết định của các chính phủ dưới góc nhìn cả nền kinh tế như một tổng thể. Trong khi đó, giai đoạn chuyên ngành dạy những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu của một ngành đào tạo cụ thể. Chương trình đào tạo của các trường đại học thường có mục tiêu chung là cung cấp một khung kiến thức rộng cho số đông người học. Chính vì vậy học chuyên ngành là cơ hội để bản thân mỗi người học có sự lựa chọn của riêng mình.