Lễ hội Làm Chay ở thị trấn Tầm Vu, diễn ra nhộn nhịp sau 3 năm dừng vì Covid-19. Đây là ngày lễ hội dân gian cổ truyền mang bản sắc riêng của những người dân địa phương nơi đây. 

Lễ hội Làm Chay tổ chức từ ngày 4-6/2 (14 đến 16 tháng Giêng) hàng năm, tại khu di tích Đình Tân Xuân, khu phố 1, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, nhằm tưởng nhớ chí sĩ yêu nước là Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự bị thực dân Pháp xử tử. Qua nhiều năm, lễ hội còn thêm ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi và khôi phục các giá trị dân gian truyền thống. Phần quan trọng nhất của lễ hội là nghi thức thỉnh Ông Tiêu (Tiêu diện Đại sĩ), vị bồ tát chuyên hàng yêu phục quỷ, cứu độ chúng sinh từ chùa vào sân đình. [caption id="attachment_5195" align="alignnone" width="1200"] Người dân đang đi thỉnh Ông Tiêu trong nghi thức lễ hộ[/caption] Song song với lễ rước Ông Tiêu, Ban tổ chức lễ cũng đưa thuyền giấy, nan trẻ từ chùa đến sân đình. Sau nghi thức đốt Ông Tiêu, thuyền được đặt sẵn lễ vật cúng tế, thả xuống sông với ý nghĩa đưa khách cô hồn. Nghi thức chiêu u đường sông gồm ba chiếc ghe. Ghe đi đầu chở đội lân, các sư thầy cùng các chức sắc, hai ghe sau làm nhiệm vụ cứu hộ. Các ghe sẽ hú còi chạy vòng quanh địa bàn, nhà nào có tổ chức che rạp cúng cô hồn sẽ ghé lại làm lễ rước cô hồn đi, theo quan niệm dân gian. Một nhóm khác sẽ tiến hành nghi thức chiêu u đường bộ, cũng giống đường sông, gồm đội lân, trống chiêng, các sư thầy cùng chức sắc sẽ đi bộ kết hợp ôtô. Mỗi khi đến giữa cầu, các thầy sẽ thực hiện nghi thức cúng cô hồn, đốt vàng mã. Lễ hội Làm Chay được xem như "Tết Nguyên đán thứ 2" của người dân địa phương trong năm. Phần hội sẽ có các trò chơi dân gian như kéo co, đập nồi, nhảy bao bố, bắt vịt. Hội thi bắt vịt là một trong những tiết mục thu hút đông đảo người xem với hàng trăm trai làng tham gia. Trong những ngày lễ hội, dọc các con đường, nhiều thanh niên dùng vòi xịt, thau, xô tát nước những người đi đường. Thậm chí có nhóm dùng xe tải chở nước đi tạt trong xóm. [caption id="attachment_5198" align="alignnone" width="1200"] Trong lễ hội còn có nghi thức tạt nước khiến người dân nơi đây đều nhộn nhịp[/caption] Nghi thức thầy trò Đường Tăng ngồi xe hoa đánh động buổi tối là phần hấp dẫn người xem nhất của lễ hội. Trai làng sẽ hóa trang thành yêu quái, mỗi khu phố dùng cây đủng đỉnh hoặc giấy dựng thành động. Có hơn 10 động lớn nhỏ tại khu vực. Khi đến một động, Tề Thiên và Trư Bát Giới sẽ xuống xe vào "giao chiến" với yêu quái, sau đó động sẽ bị giật sập. [caption id="attachment_5199" align="alignnone" width="1200"] Đông người đổ ra đường để xem nghi thức thầy trò Đường Tăng ngồi xe hoa đánh động buổi tối[/caption] Sau đánh động là nghi thức Ghe đăng phóng đăng, hướng tới sự giác ngộ, giải thoát chúng sinh. Ghe đăng được trang trí hình chim phượng rất công phu, phía trước có "Kim Đồng", "Ngọc Nữ" sẽ chạy một đoạn ngắn trên sông, sau đó thả hoa đăng. [caption id="attachment_5200" align="alignnone" width="1200"] Đến tối sẽ có một chiếc ghe chạy một đoạn ngắn trên sông và thả hoa đăng[/caption] Đến 0h, nghi thức đốt Ông Tiêu được cử hành. Năm nay, ông Tiêu được đặt ở vị trí giữa sân lễ đề phòng người dân cố giật lưỡi. Lưỡi Ông Tiêu theo quan niệm dân gian ai giật được sẽ may mắn, bình an cả năm. [caption id="attachment_5201" align="alignnone" width="1200"] Kết thúc lễ hội bằng nghi thức đốt ông Tiêu[/caption]

Theo báo VnExpress