Dự kiến vào cuối năm 2023, tuyến đường sắt đô thị (Metro) số 1 của TPHCM dài 19,7km sẽ được chính thức đưa vào vận hành. Trên thực tế tuyến tàu điện ngầm đầu tiên trên thế giới đã được khánh thành từ ngày 10/01/1863 tại Luân Đôn, với tên gọi Metropolitan Railway.

Kể từ cột mốc lịch sử đó, cho đến thời điểm hiện tại tàu điện ngầm đã trở thành một trong những phương tiện giao thông nhanh chóng và tiện lợi tại hầu hết những quốc gia phát triển. Hành trình của những chuyến tàu Metro để đi đến cột mốc hiện tại không hề đơn giản, và cũng có nhiều điểm thú vị.

Tuyến Metro đầu tiên của thế giới, nối ga Paddington tại trung tâm thành phố Luân Đôn với ga Faringdon thuộc quận Oxfordshire, tuyến đường này chỉ dài 5km. Người dân Luân Đôn gọi đây là “đường ống ngầm”, và ngay trong thời điểm khánh thành đã có tới 40.000 lượt hành khách sử dụng tuyến metro. Đây là một con số kỷ lục so với các phương tiện giao thông công cộng phổ biến khác.

Thời điểm đó, những đoàn tàu còn được kéo bằng đầu máy hơi nước, vận hành bằng cách đốt củi và than đá. Trong điều kiện cống ngầm, lượng khói thải

thoát ra từ đầu tàu là một bài toán nan giải đối với các kiến trúc sư. Để khắc phục, toa chứa khói đặc biệt đã được lắp đặt ngay sau đầu máy. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa thật sự được giải quyết, bởi lượng khói thải quá nhiều đã nhanh chóng lấp đầy những khoang chứa, buộc nó phải định được kỳ kéo ra ngoài để xả đi.

Cho đến năm 1900, vấn đề này mới thực sự được giải quyết bởi doanh nhân người Mỹ Charles Yerkes. Ông là nhà đầu tư lớn nhất của hệ thống vận tải công cộng ở Chicago (Mỹ) và Luân Đôn (Anh). Sự kiện khí hoá toàn bộ tuyến metro mới, đã được tiến hành cùng lúc với việc lắp đặt hai tuyến đường ray chạy song song. Điều này giúp các chuyến tàu không cần phải mất thời gian chờ tránh nhau như trước.

Hệ thống tàu điện ngầm, có thể chạy nhiều lượt và tuyến mỗi ngày, các toa tàu có thể vận chuyển số lượng lớn hành khách. Việc đi lại bằng tàu điện ngầm thuận tiện và thoải mái hơn những phương tiện khác, do có cung đường riêng tách biệt với những phương tiện giao thông khác. Tính an toàn cũng là điểm cộng dành cho phương tiện giao thông này, với nhiều trạm dừng cố định giúp việc đón trả khách được thuận tiện.

Hiện nay, trên thế giới có 56 quốc gia sở hữu hệ thống tàu điện ngầm, được đặt tại 178 thành phố khác nhau. Ngoài điểm chung là để phục vụ giao

thông công cộng, thì hệ thống ga điện ngầm ở mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng, và giữ những kỷ lục khác nhau.

Pháp – nhà ga phức tạp nhất thế giới

Châtelet-Les Halles ở Pháp là một trong những ga tàu điện ngầm phức tạp và lớn nhất thế giới. Nó bao gồm năm chuyến tàu điện ngầm và kết nối ba tuyến xe lửa ra ngoại ô. Điểm đặc biệt của nhà ga rộng lớn này còn nằm ở chổ nó được thiết kế hoàn toàn dưới lòng đất.

Nhà ga này được chia làm ba khu vực: Foum, Seine và Rivoli. Với khoảng 750.000 lượt khách được phục vụ mỗi tuần.

Một góc ga Châtelet-Les Halles ở Pháp

Hungary – Hệ thống tàu điện ngầm được Unesco đưa vào danh sách Di sản Thế giới.

Hệ thống tàu điện ngầm của Budapest – thủ đô Hungary là một trong những hệ thống đẹp và lâu đời nhất. Nó được xây dựng vào năm 1986, sớm nhất tại Châu Âu và là hệ thống tàu điện ngầm lâu đời thứ 2 trên thế giới.

Tuyến tàu M1, là tuyến đường cổ nhất trong hệ thống tàu điện ngầm ở Budapest. Với vẻ đẹp và giá trị lịch sử của mình, nó được vinh dự trở thành tuyến đường duy nhất được Unesco công nhận là Di sản Thế giới vào năm 2002.

Hệ thống tàu điện ngầm ở Budapest – thủ đô Hungary

 

Nhật Bản – Quốc gia có hệ thống tàu điện dày đặc nhất.

Là quốc gia năng động bậc nhất thế giới, không có gì ngạc nhiên khi hệ thống tàu điện ngầm dày đặc ở Tokyo luôn gắn liền với hình ảnh nhộn nhịp đông đúc ở Nhật Bản. Đây là nơi đứng đầu trong bảng thống kê hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất thế giới, với gần 3,5 tỉ hành trình theo số liệu năm 2017.

Hệ thống tàu điện ngầm dày đặc ở Tokyo luôn gắn liền với hình ảnh nhộn nhịp đông đúc ở Nhật BảnNhãn

Mỹ - số lượng nhà ga nhiều nhất thế giới.

Thành phố New York – Mỹ là nơi có đến 424 nhà ga và tổ hợp ga để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của cư dân. Đây là con số khổng lồ, vượt xa những thành phố lớn khác trên thế giới. Con số đó đã giúp Mỹ, nằm trong danh sách những quốc gia có hệ thống ga tàu ấn tượng nhất thế giới.

Thành phố New York – Mỹ là nơi có đến 424 nhà ga

Anh – Hệ thống tàu điện ngầm lâu đời nhất thế giới

Là nơi khởi nguồn của những chuyến tàu điện ngầm vào năm 1963 tại Luân Đôn. Sau hơn 150 năm tồn tại và phát triển, hệ thống nhà ga tại nước Anh hiện tại đã có khoảng 270 nhà ga, được kết nối với nhau bằng khoảng 400km đường sắt.

Hệ thống tàu điện ngầm ở Anh

Ukraina – nhà ga nằm sâu nhất trong lòng đất.

Ở độ sâu 105,5m dưới lòng đất, là vị trí của nhà ga Arsenalna thành phố Kiev – thủ đô Ukraina. Cho đến hiện tại, nhà ga này vẫn đang giữ kỷ lục nằm sâu nhất dưới lòng đất. Để di chuyển xuống ga bằng thang cuốn, cư dân phải mất trong bình khoảng 5 phút.

Nhà ga Arsenalna thành phố Kiev – thủ đô Ukraina

 

Vân Anh (Tổng hợp)