Hiện tại, chúng ta đang ở trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn. Sau những năm đại dịch Covid19, thì làn sóng lạm phát lại trỗi dậy và kéo theo đó là tình trạng cắt giảm nhân sự hàng loạt của nhiều doanh nghiệp trên cả nước. Trước tình hình hiện tại, câu chuyện “thất nghiệp”, đã trở thành nỗi lo của rất nhiều người.

Nhưng vì sao có những người lại không xem đó là vấn đề đáng lo ngại?

Thực tế, công việc nào cũng có những rủi ro riêng, không ai có thể chắc chắn được mức độ “an toàn” của công việc mà mình đang theo đuổi. Tuy nhiên, nếu thuộc những nhóm sau thì việc “thất nghiệp”, sẽ không khiến bạn phải hoang mang, lo lắng.

 

  1. Nhóm những người chủ động trong cuộc sống.

Trái với suy nghĩ chờ đến lúc bị sa thải mới lo tìm việc, thì những người thuộc nhóm chủ động sẽ luôn tìm nhiều nguồn thu nhập khác, để giữ cho bản thân một cuộc sống ổn định. Ngoài thu nhập có được từ công việc chính, thì họ sẽ tự tạo ra nhiều nguồn thu nhập phụ, hay con gọi là “nghề tay trái”. Đôi khi cái gọi là “tay trái” mới thực sự là nguồn thu nhập chính. 

Chủ động cũng chính là nắm bắt, nắm bắt mọi mối quan hệ có sẵn từ công việc hiện tại, cho đến cuộc sống hàng ngày. Vì đó có thể sẽ là khởi nguồn của những cơ hội mới.

  1. Nhóm những người biết nhìn xa và biết chấp nhận thực tế.

Trong quá trình làm việc, hãy thường xuyên tự đánh giá mức độ “an toàn” của công việc hiện có. Hãy luôn thành thật trả lời cho câu hỏi: công việc này có nguy cơ không? Nếu có thì bước tiếp theo phải làm gì?

Cụ thể hơn, bạn cần xem xét kỹ về tiềm năng kinh doanh của công ty và mức độ rủi ro của ngành nghề, công việc mà bạn đang theo đuổi. Có thể công ty đang có những khó khăn về tài chính, hoặc cũng có thể bản thân bạn đang dần tụt lùi, và sẽ bị thay thế bởi những người đồng nghiệp tốt hơn.

Chỉ cần cảm thấy có rủi ro, thì nên buộc bản thân phải chấp nhận thực tế. Bạn không thể kiểm soát hay thay đổi hiện thực bên ngoài, nhưng có thể đón nhận nó bằng phản ứng tích cực, nếu biết nhìn nhận và chấp nhận.

Người lạc quan và luôn biết cách đón nhận thực tế một cách tích cực

 

  1. Nhóm những người làm chủ được chi tiêu, ngân sách của bản thân.

Một người có khả năng tự chủ về kinh tế, thì sẽ không cảm thấy bất an trước nguy cơ “thất nghiệp”. Việc chủ động trong chi tiêu cũng chính là bước đầu tiên để vững tâm, khi bạn cảm thấy nguy cơ bị sa thải là hoàn toàn có thể.  

Hãy lên kế hoạch chi tiêu một cách cụ thể cho bản thân, dù đang ở trong bất kỳ giai đoạn nào thì đó cũng là điều cần thiết. Dừng việc lãng phí, hãy chỉ lựa chọn những nhu cầu thật sự thiết yếu, tiết kiệm luôn là việc làm đứng đắn.

  1. Nhóm những người biết coi trọng và giữ gìn những mối quan hệ.

Những người có nhiều mối quan hệ, sẽ biết cách linh động trong mọi vấn đề. Trong công việc khi gặp gỡ, hay có cơ hội tiếp chuyện bất kỳ ai, bạn cũng cần nắm rõ về tiềm năng xây dựng mối quan hệ. Những điều bạn có được từ những mối quan hệ này, không chỉ sẽ phục vụ tốt cho công việc hiện tại, mà có thể đó còn là cơ hội tốt trong tương lai.

Những mối quan hệ cũ, như bạn bè hay đồng nghiệp cũng cần được giữ gìn, gắn kết thường xuyên. Biết đâu, những lần gặp gỡ đó lại trở thành cơ hội hiếm có cho bản thân.

      5.Nhóm “Đặc biệt”

Đây là những người thật sự xuất sắc về mọi mặt và không bao giờ cảm thấy “đủ” về bản thận. Với sự cầu tiến luôn ở mức cao, những người này sẽ thường xuyên tự nâng cấp bản thân ở mức tốt nhất, hoàn thành công việc một cách xuất sắc và chỉnh chu nhất.

Đối với những người như vậy, thì họ chọn “việc” chứ “việc” không chọn họ. Tức là, họ sẽ luôn nhận được những lời mời cộng tác hấp dẫn, với mức lương liên tục tăng. Việc họ lo chỉ là “không đủ thời gian để làm”, chứ không phải là “không có gì để làm”.