Hành trình 20 năm bảo tồn roài rùa quý hiếm lại ghi nhận một dấu ấn buồn, khi rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đông Mô được xác nhận đã chết sáng ngày 23/4. Đây là cá thể rùa cái khoẻ mạnh, đang trong độ tuổi sinh sản, là niềm hy vọng lớn nhất trong nỗ lực bảo tồn loài rùa quý hiếm nhất thế giới này.  

Năm 2003 ATP (Chương trình Bảo tồn rùa châu Á), bắt đầu tìm kiếm rùa Hoàn Kiếm trong môi trường tự nhiên, trong nỗ lực khôi phục và bảo tồn loài rùa quý hiếm này. Sau khoảng gần 4 năm tìm kiếm và quan sát tập trung tại khu vực hồ Đông Mô, những cán bộ của ATP đã chính thức ghi nhận một cá thể rùa Hoàn Kiếm đang sinh sống tại khu vực hồ này. Đây cũng chính là cá thể rùa tự nhiên duy nhất trên thế giới, được tìm thấy tại thời điểm đó. Nâng số lượng cá thể rùa Hoàn Kiếm lên 4 con trên toàn thế giới. Trong suốt 16 năm qua, ATP luôn cắt cử cán bộ theo dõi, ghi nhận thông tin và bảo vệ cá thể rùa quý hiếm này.

Cá thể rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đông Mô, thời điểm được bẫy bắt năm 2020

Năm 2008, sau trận lụt lịch sử cá thể rùa Hoàn Kiếm tại hồ Đông Mô đã thoát ra khỏi hồ, đó chính là bằng chứng khẳng định chắc chắn nhất cho sự tồn tại của cá thể rùa ngoài thiên nhiên. Năm 2018, sau khi phát hiện thêm một cá thể rùa Hoàn Kiếm tại hồ Xuân Khanh (Hà Nội). UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch bảo tồn rùa Hoàn Kiếm, với mục tiêu trước mắt là bảo vệ 2 cá thể tự nhiên được tìm thấy. Trên dự kiến, giai đoạn 2021-2025 nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, sinh học, điều kiện môi trường phù hợp, để làm cơ sở căn cứ thực hiện các dự án ghép đôi sinh sản, bảo tồn và tiến tới phục hôi quần thể loài rùa Hoàn Kiếm.

Đến năm 2020, cá thể tại hồ Đông Mô lại một lần nữa được vây bắt thành công, bởi cơ quan chức năng Hà Nội phối hợp cùng các tổ chức bảo tồn. Lần bẫy bắt này đã xác định chính xác được mã gene và giới tính, khẳng định đây là một cá thể rùa cái nặng 86kg, chiều dài mai 99,5cm, rộng mai 75,5cm, hoàn toàn khoẻ mạnh, đang trong độ tuổi sinh sản, và đã đẻ nhiều trứng. Đây chính là một tín hiệu khả quan, mở ra hy vọng lớn cho kế hoạch bảo tồn. Tuy nhiên, việc xác cá thể này được phát hiện nổi lên tại hồ Đông Mô sáng ngày 23/4, đã giáng một đòn mạnh vào nỗ lực khôi phục loài rùa quý hiếm, niềm hi vọng khôi phục quần thể rùa Hoàn Kiếm trở nên mờ mịt hơn bao giờ hết sau gần 20 năm nỗ lực.

Sau biết bao nỗ lực, loài rùa này vẫn đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao

Sau khi cá thể này chết đi, câu hỏi được đặt ra là hiện tại còn bao nhiêu cá thể rùa Hoàn Kiếm còn sinh sống trong môi trường tự nhiên tại hồ Đông Mô?. Câu hỏi này được các nhà bảo tồn tìm kiếm câu trả lời nhiều năm, nhưng chưa có đáp án chắc chắn và chính xác. Nhiều năm qua, người dân sinh sống đánh bắt tại hồ Đông Mô luôn cho rằng có hơn một cá thể rùa đang sống trong hồ. Căn cứ vào những lần quan sát được những cá thể có kích thước khác nhau, và vết rách do rùa để lại trên lưới đánh cá. Nhưng do tập tính bí ẩn, hoang dã, thích ngâm mình hàng giờ dưới nước sâu của loài rùa Hoàn Kiếm, và hồ Đông Mô rộng đên 1400ha, nên những thông tin trên rất khó được xác định cụ thể.

Cơ sở thông tin rõ ràng nhất cho giả thiết trên, là vào ngày 6/8/2018 khi tiến hành quan sát tại khu vực cấm đánh bắt, gần một bãi đẻ trứng nhân tạo do ATP thiết lập trên hồ Đồng Mô, nhóm quan sát gồm hai cán bộ giàu kinh nghiệm của ATP đã quan sát được hai cá thể rùa mai mềm cỡ lớn ở cùng một thời điểm. Cụ thể, là khi đang chụp hình cá thể rùa Hoàn Kiếm vẫn thường quan sát, thì một cá thể nhỏ hơn đã được nhìn thấy cách thuyền quan sát khoảng 50m, và 2 cá thể này lúc đó cách nhau khoảng 100m. Đến ngày 20/8/2020 anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ thực địa của ATP đã chụp lại khoảnh khắc hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên tại một địa điểm. Dù có thêm bằng chứng, nhưng giới bảo tồn vẫn cho rằng còn rất nhiều việc phải làm, để có thể chứng minh xác thực cá thể còn lại cũng thuộc loài rùa Hoàn Kiếm, trong đó quan trọng nhất là phân tích gene.

Hình ảnh được chụp lại của 2 cá thể rùa Hoàng Kiếm trên hồ Đông Mô ngày 20/8/2020

Hiện tại, trước mắt Việt Nam chỉ còn ghi nhận sự tồn tại của một cá thể rùa Hoàn Kiếm tại hồ Xuân Khanh (Hà Nội). Cá thể này được phát hiện vào năm 2018, thông qua công nghệ gene môi trường. Tuy nhiên, cá thể này lại quá bí ẩn và hoang dã, hiện tại dù có đủ bằng chứng khoa học để xác nhận sự tồn tại của nó. Nhưng dù đã qua nhiều năm tìm kiếm và quan sát, vẫn chưa có một bức ảnh rõ nét nào về cá thể này được chụp lại.

Theo các chuyên gia bảo tồn, những bước tiếp theo sẽ là một hành trình đầy gian nan, khó khăn và việc ưu tiên hàng đầu trong thời điểm này chính là tìm kiếm và bảo vệ cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Xuân Khanh. “Hành trình tìm thêm các cá thể ngoài tự nhiên, thực hiện bẫy bắt xác định giới tính, xa hơn nữa là ghép đôi sinh sản để khôi phục loài sẽ là một chặng đường rất dài, rất nhiều rủi ro ở phía trước”, anh Nguyễn Tài Thắng, điều phối viên Dự án bảo tồn rùa Hoàn Kiếm, nhận định. Trước đó, ATP từng gửi công văn cầu cứu đến các cơ quan chức năng về việc hỗ trợ và tăng cường bảo vệ cá thể rùa quý hiếm này, trước nguy cơ đến từ hoạt động đắt bắt thuỷ sản và các dự án phát triển kinh tế, tại khu vực xung quanh hồ.

Tiêu bản cụ rùa Hồ Gươm được trưng bày tại đền Ngọc Sơn - Hà Nội

Trung Quốc cũng đã từng nỗ lực để khôi phục loài rùa quý hiếm này. Cụ thể vào năm 2019, nước này ghi nhận chính thức có 2 cá thể rùa, 1 đực và 1 cái đang sống cùng nhau tại vườn thú Tô Châu. Các nhà khoa học Trung Quốc đã nỗ lực ghép đôi sinh sản cho 2 cá thể này. Tuy nhiên, dù có khoảng 600 trứng được rùa cái sinh ra, nhưng không một cá thể rùa con nào ra đời. Nguyên nhân được xác định là do rùa đực quá già. Các nhà khoa học lại tiếp tục tiến hành thụ tinh nhân tạo cho rùa cái, nhưng sau 5 năm kết quả đều thất bại. Đến lần thứ 5, cụ thể là ngày 13/4/2019 cá thể rùa cái đã qua đời sau khoảng 24h thụ tinh nhân tạo, kết thúc quá trình khôi phục loài rùa quý hiếm này tại Trung Quốc.