Rác thải luôn là mối bận tâm lớn của cộng đồng, khi mà mức độ ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng một cách đáng báo động. Ngoài rác thải công nghiệp, thì rác thải hộ gia đình cũng là một nguồn nhân tố đáng kể, góp phần tác động xấu đến môi trường sống. Do đó, việc phân loại và xử lý rác tại hộ gia đình đúng cách, sẽ góp một phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường.
Theo thống kê sơ bộ, mỗi năm Việt Nam có hơn 15 triệu tấn rác thải, trong đó 50% là rác thải đô thị. Để có thể phân loại và xử lý tốt nhất 50% lượng rác thải ấy, thì chúng ta cần phân biệt được từng loại để có thể xử lý tốt hơn. Cụ thể, rác thải sẽ được chia làm 3 loại:
- - Rác tái chế: là loại sau khi sử dụng vẫn có thể tái sử dụng - được như: vỏ hộp, giấy, vải sợi…
- - Rác vô cơ: đây là những loại không thể tái sử dụng hoặc tái chế như túi nilong, thúng xốp, đồ thuỷ tinh, gốm sứ….
- - Rác hữu cơ: Là những loại rác có thể dễ dàng phân huỷ trong điều kiện tự nhiên, như: thức ăn thừa, rau củ…
Hướng dẫn cách xử lý rác thải sinh hoạt hộ gia đình
Rác thải sinh hoạt hiện nay có thể được xử lý bằng phương pháp sinh học, để có thể bảo vệ sức khoẻ, vừa bảo vệ môi trường. Đây là cách đơn giản dễ thực hiện, có thể tự làm ở từng hộ gia đình, không phụ thuộc vào máy móc hay công nghệ. Phương pháp này thường được dùng để xử lý phần rác thải hữu cơ, chúng sẽ được tận dụng để trở thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Quá trình và thời gian xử lý rác sẽ phụ thuộc vào hoạt động phân huỷ của vi sinh vật và điều kiện thời tiết, để phân huỷ những chất hữu cơ trong rác. Có 2 phương pháp sinh học thường được áp dụng hiện nay là: ủ đống và chôn lấp.
Ủ đống là như thế nào?
Ủ đống là hình thức gom toàn bộ rác thải thành từng đống hoặc luống, nổi trên mặt đất hoặc đổ vào hố. Đây là cách đơn giản nhất để xử lý rác, vì nếu không có thời gian hoàn toàn có thể để rác tự phân huỷ.
Sau một thời gian ngắn, các chất hữu cơ sẽ chuyển hoá thành chất mùn, hay còn gọi là quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ. Ngoài rác thải hữu cơ trong sinh hoạt, phương pháp này còn có thể được áp dụng với rác thải tại những cơ sở sản xuất có nguồn gốc nguyên liệu tự nhiên như: bã mía, vỏ hạt cà phê, vỏ dừa…
Chôn lấp rác ra sao?
Rác hữu cơ có thể chôn lấp để tạo chất dinh dưỡng tự nhiên cho đất, vừa bảo vệ cảnh quan môi trường trong lành. Do trong quá trình phân huỷ, rác thải hữu cơ sẽ bốc mùi khó chịu và thu hút côn trùng ruồi nhặng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đào những hố sâu, đổ rác thải hữu cơ vào hố cho đến khi đạt một số lượng nhất định thì phủ một lớp đất mỏng lên trên, rồi lại tiếp túc quá trình cho đến khi đầy hố.
Ngoài ra, hiện nay mô hình chôn ủ rác kết hợp trộn cùng chế phẩm vi sinh Emuniv để tạo phân bón hữu cơ cũng đã được thử nghiệm thành công, và được nhiều hộ gia đình áp dụng. Công thức được pha chế theo tỉ lệ: 2 muỗng vi sinh, 10 muỗng đường, 1 lít nước sạch.
Những vấn đề cần quan tâm trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
Thải rác cũng giống như việc “ăn cơm”, chúng ta hầu hết đều bắt buộc phải làm nó mỗi ngày. Nhưng nếu đầu vào là “ăn cơm” bạn có thể chọn món ngon để ăn, thì đầu ra bạn cũng hoàn toàn có thể chủ động trong việc hạn chế rác thải một cách tối đa, để góp phần vào việc bảo vệ môi trường. Theo kinh nghiệm góp nhặt được từ nhiều cá nhân, đúc kết lại chúng ta có thể hạn chế việc xả rác bằng cách:
- - Dùng những đồ vật có thể tái sử dụng nhiều lần, thay cho các sản phẩm từ nhựa. Ví dụ: một chiếc bình giữ nhiệt để mua cà phê sáng mỗi ngày, vừa giúp tăng độ ngon của đồ uống, vừa có thể giảm thiểu việc thải ly nhựa vào môi trường mỗi ngày.
- - Sử dụng những sản phẩm tẩy rửa, tắm giặt từ hiên nhiên như: bồ hòn, bồ kết… vừa tốt cho da vừa hạn chế việc thải bảo bì, chai nhựa vào môi trường.
- - Mỗi hộ gia đình nên dành một diện tích nhỏ nếu có thể, để tự xử lý rác thải hữu cơ.
- - Hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilong trong việc mua sắm hàng ngày, thay vào đó hãy sử dụng túi vải hoặc giỏ đi chợ.
- - Những sản phẩm có thể tái chế thì cần được gom lại để bán cho người thu gom.
- - Pin, ắc quy là loại rác độc hại cần tìm đúng nơi thu gom, để đảm bảo chúng được xử lý đúng cách.
Để có thể tiến hành xử lý một cách tốt nhất trong mỗi gia đình, thì điều quan trọng nhất chính là phải phân loại đúng từng loại khác nhau. Song song đó, là việc chung tay hạn chế tối đa, giảm thiểu lượng rác thải ra hằng ngày vào môi trường.