Trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm nhưng GDP vẫn tăng trưởng vượt kế hoạch; SEA Games 31 tổ chức thành công; chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là 3 trong số 10 sự kiện tiêu biểu nhất của năm 2022 vừa qua.1. Tăng trưởng GDP vượt kế hoạch trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm [caption id="attachment_3481" align="aligncenter" width="620"] Dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại Công ty TNHH Bokwang Vina. (Ảnh: TTXVN)[/caption] Trong bối cảnh kinh tế thế giới ảm đạm, Việt Nam vẫn có mức GDP tăng trưởng vượt kế hoạch như:
- Tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam dự kiến đạt 7,5-8%, cao hơn so với kế hoạch đề ra là 6-6,5%;
- Lạm phát được kiểm soát ở mức 3,1-3,3%;
- Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện khoảng 21 tỷ USD, tăng hơn 8% so với năm 2021.
[caption id="attachment_3488" align="aligncenter" width="620"] Đội danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam với cờ các nước tham dự tại Lễ Bế mạc SEA Games 31.(Ảnh: TTXVN)[/caption]
Ngay sau khi Việt Nam quyết định mở lại hoạt động du lịch từ ngày 15/3, Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31) đã được diễn ra từ ngày 5 - 23/5.
Sau hơn hai năm chiến đấu chống đại dịch COVID-19, mục tiêu quảng bá hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam đã hoàn thiện nhờ vào thành công của SEA Games 31. Bên cạnh đó, Việt Nam còn được bạn bè quốc tế đánh giá cao về công tác tổ chức, thành tích chuyên môn cũng như.
6. Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế số
[caption id="attachment_3489" align="aligncenter" width="620"] Doanh thu của ngành kinh tế số năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2021[/caption]
Theo Google, Temasek và Bain & Company, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ tăng trưởng. Tổng giá trị hàng hóa kinh tế số năm 2022 của nước ta ước tính đạt được 23 tỷ USD, tăng khoảng 28% so với năm 2021.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu của ngành kinh tế số năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2021.
7. Biến động lớn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp
[caption id="attachment_3490" align="aligncenter" width="620"] Áp lực trái phiếu bất động sản giảm đáng kể, giá trị đáo hạn chỉ còn 21 nghìn tỷ đồng[/caption]
Khi một số vụ án liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị khởi tố khiến cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp – kênh dẫn vốn trung và dài hạn bị ảnh hưởng tiêu cực. Từ đó, các nhà đầu tư cá nhân 'thi nhau' bán lại trái phiếu trước hạn do lo ngại doanh nghiệp không trả được nợ.
Ngày 16/9, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2022/NĐ-CP; sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán trái phiếu doanh nghiệp; yêu cầu Bộ Tài chính tiếp tục rà soát sửa đổi Nghị định 65, bảo đảm công khai, minh bạch, quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và an toàn, an ninh thị trường tài chính tiền tệ với mục đích chấn chỉnh hoạt động của thị trường trái phiếu này.
Song song đó, trái phiếu bất động sản đang là tâm điểm của thị trường hiện nay. Tính đến hết tháng 10, giá trị trái phiếu bất động sản đang lưu hành chiếm gần 34% trong tổng trong tổng giá trị trái phiếu riêng lẻ (tức 445 nghìn tỷ đồng) và chiếm gần 50% tổng giá trị trái phiếu của các tổ chức doanh nghiệp phi tài chính đạt hơn 896 nghìn tỷ đồng.
Việc rút trước hạn của nhà đầu tư và mua lại trái phiếu đã phát hành gây không ít khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp. Song, việc làm này cũng giúp giảm đi đáng kể áp lực từ số dư trái phiếu sẽ đáo hạn còn lại tại thời điểm hiện nay.
8. Tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ ở nhiều địa phương
[caption id="attachment_3491" align="aligncenter" width="620"] Người dân xếp hàng dài mua xăng tại cửa hàng xăng dầu của PVOIL tại số 194 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. Ảnh:TTXVN[/caption]
Trong tháng 10 và 11 vừa qua, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán với số lượng hạn chế. Đa số các điểm bán lẻ phải tạm ngưng cung cấp vì lý do thiếu hụt xăng dầu tập trung tại một số tỉnh, thành phố phía Nam. Không chỉ dừng lại ở đó, việc thiếu hụt khí đốt đã lan ra các địa phương phía Bắc, gây ảnh hưởng đến tâm lý xã hội và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
Hệ quả của những diễn biến phức tạp trên thị trường dầu mỏ thế giới đã khiến người dân ở nhiều địa phương phải xếp hàng dài để chờ mua xăng hoặc chỉ được mua xăng theo định mức. Tình trạng này cũng cho thấy những bất cập trong công tác quản lý kinh doanh xăng dầu.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Ngân hàng Nhà nước đã gấp rút liên hệ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu nhằm cung cấp đầy đủ khí đốt phục vụ việc sinh hoạt, đi lại của người dân. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng triển khai quyết liệt các giải pháp theo thẩm quyền để khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ ngay từ ngày 12/11/2022.
9. Ngập lụt bất thường ở miền Trung
[caption id="attachment_3492" align="aligncenter" width="620"] Nhiều tuyến đường chính của Đà Nẵng ngập sâu, người dân di chuyển khó khăn. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)[/caption]
Ngập sâu do hoàn lưu sau bão kết hợp mưa lớn với lượng mưa lên đến gần 700mm trong 24 giờ vào ngày 14 - 15/10 được xem là trận lụt lịch sử tại Đà Nẵng và một số tỉnh miền Trung. Cùng thời điểm đó, triều cường diễn ra càng làm chậm quá trình thoát lũ khiến cho đời sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề.
Trận lũ lịch sử kết hợp triều cường này như là hồi chuông cảnh báo tình trạng khí hậu đang biến đổi ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi biện pháp ứng phó mang tầm chiến lược.
10. Việt Nam lần đầu tiên lọt vào Vòng chung kết World Cup bóng đá nữ
[caption id="attachment_3493" align="aligncenter" width="620"] Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam bảo vệ thành công huy chương Vàng tại SEA Games 31 sau khi đánh bại Thái Lan. (Ảnh: TTXVN)[/caption]
Sau khi bảo vệ thành công ngôi vô địch tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được tham dự Vòng chung kết Giải vô địch bóng đá nữ thế giới 2023, trở thành một trong 6 đại diện của châu Á. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự được góp mặt tại ngày hội bóng đá nữ lớn nhất hành tinh này.
Thủy Tiên