Nước biển đương nhiên sẽ mặn, nhưng vì sao nước biển lại mặn? bạn có bao giờ tìm hiểu nguyên nhân của điều này hay chưa.
Nước biển là nước từ biển hoặc đại dương, vấn đề tại sao nước biển lại mặn có thể hiểu một cách đơn giản, là vì chúng được hoà tan cùng một lượng muối rất lớn, trong đó còn bao gồm cả những hợp chất như kali nitrat, bicarbonate, chiếm đến 85% lượng chất rắn hòa tan.
Lượng muối này được tích tụ từ hàng tỉ năm trước trong lòng đại dương. Muối sẽ đọng lại dần cho đến khi nước biển bão hoà với hàm lượng muối. Trung bình nước biển ở các đại dương trên thế giới hiện nay có độ mặn khoảng 3,5%, có nghĩa là mỗi lít nước sẽ được bảo hoà với khoảng 35g muối, tương đương với khoảng 50 triệu tỉ tấn muối trên toàn hành tinh.
Trên thế giới, nước biển có độ mặn không đồng đều, nằm ở mức trung bình khoảng từ 3,1% đến 3,8%. Nguyên nhân của sự việc này là do sự pha trộn với nước ngọt, từ những con sông đổ ra biển, hoặc nước ngọt chảy ra từ những sông băng, ở mỗi vùng đại dương đều khác nhau. Nước biển ở gần đường xích đạo có độ mặn cao hơn so với vùng nhiệt đới, do lượng mưa lớn đã làm loãng lượng muối trong biển. Đồng thời, nhiệt độ cao cùng với việc không khí không chuyển động, khiến hơi nước bão hoà bầu khí quyển bên trên, hạn chế nước bốc hơi.
Nước biển có nồng độ muối thấp, và nhạt nhất nằm ở vịnh Phần Lan, một phần của biển Baltic. Phần vùng biển mặn nhất là khu vực biển Đỏ (Hồng Hải), do nơi đây có nhiệt độ cao và ít sự tuần hoàn đã tạo ra tỉ lệ bốc hơi cao của bề mặt nước biển, cũng như có rất ít nước ngọt từ các cửa sông đổ vào vùng biển này.
Nhiều nghiên cứu đã cho ra giả thuyết cho rằng lượng muối này vốn có sẵn từ trước, và sẽ không tăng đều mỗi năm, tính theo độ tuổi của trái đất, do vậy độ mặn của nước biển cũng sẽ không thay đổi. Nghiên cứu này cũng cho rằng hàm lượng muối sẽ giảm liên tục theo thời gian. Nhưng cũng có những dự đoán về nước biển sẽ ngày càng mặn hơn do hiện tượng trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính tăng cao, nước sẽ ngày càng bốc hơi nhiều dẫn đến tình trạng mất cân bằng giữa hàm lượng muối, các khoáng chất và nước.
Muối biển được sinh ra từ đâu?
Muối chính là nguyên nhân làm cho nước biển mặn, nhưng lượng muối ấy xuất phát từ đâu?
Theo giả thuyết, muối biển có nguồn gốc từ những lớp đất sói mòn hoặc từ những dòng nham thạch chảy ra từ các dòng sông từ hàng tỉ năm trước. Và thực tế, lượng muối trong biển phần lớn là do khi mưa xuống muối cùng các khoáng chất từ đất đá, đất khô, hoà tàn cùng nước của các dòng sông, cuối cùng đổ ra biển mà tạo thành.
Núi lửa phun trào cũng là nguyên nhân tạo ra muối. Khi phun trào dù là núi lửa ở đất liền hay dưới biển cũng đều mang theo muối, từ những dòng nhung nham nóng chảy hoà quyện vào với biển. Những rặng đại dương có các lỗ thông thuỷ nhiệt rất nóng, có khả năng làm tan chảy những tảng đá ở lớp vỏ đại dương, lớp đá này chứa rất nhiều muối và khoáng chất.
Cách tạo ra những tinh thể muối biển
Muối ăn là loại gia vị quan trọng, và cực kỳ phổ biến trong cuộc sống. Muối được chiết xuất từ nước biển, nhưng để tạo ra chúng thì thật sự không hề đơn giản, mà đó chính là quá trình lao động miệt mài của người nông dân. Trong đó việc sản xuất muối trên nền đất là phổ biến nhất, nó còn được gọi là phương pháp phơi cát.
Việc đầu tiên chính là xử lý đất nền chứa muối để hạn chế nước biển thấm vào đất. Nền đất chứa muối cần phải được nén thật chắc chắn. Sau đó, nước biển sẽ được dẫn vào để phơi khô, và thu hoạch muối. Quy trình này cụ thể như sau:
Bước 1: thu nước mặn độ 2
Đầu tiên người dân sẽ ngâm cát vào trong nước biển, sau đó lấy lên và phơi trên đất nền. Nhờ sức nóng của ánh sáng mặt trời, nước sẽ bốc hơi hoàn toàn và để lại những tinh thể muối biển kết tinh lại cùng với những hạt cát. Sau đó, tiếp tục lấy nước mặn độ 1, tức nước biển để đổ vào lớp cát này và lọc lấy nước mặn độ 2.
Bước 2: Thu hoạch nước mặn độ 3
Tương tự như trên, người dân tiếp tục phơi cát rồi cho nước mặn độ 2 vào để lọc và thu hoạch nước mặn độ 3
Bước 3: phơi nước mặn độ 3 để tạo muối và thu hoạch
Nước mặn độ 3 sau khi thu hoạch sẽ được vận chuyển đến các ruộng muối, có nền đất đã nén chặt hoặc nền bê tông để phơi. Sau khi phơi sẽ thu được một lượng muối kết tinh. Việc thu hoạch muối thường được thực hiện khoảng từ 2 đến 4 giờ chiều, khi muối đã được kết tinh hoàn toàn.
Việc thu hoạch được người dân thực hiện hoàn toàn thủ công, bằng những công cụ thô sơ. Muối sẽ được gom thành từng đống nhỏ, trên khắp ruộng lúa. Cho đến khi nước bốc hơi hoàn toàn, tinh thể muối khô lại là có thể thu gom.