Ngủ trưa là thói quen của hầu hết nhiều người, nhưng nó có thật sự quan trọng hay không? Quan điểm của chuyên gia và bác sĩ khi nhìn nhận ở góc độ khoa học đánh giá ra sao về vấn đề này?
Bất kỳ chuyên gia hay bác sĩ nào cũng sẵn sàng giải thích cho bạn tầm quan trọng của việc ngủ đúng, đủ và ngủ ngon giấc mỗi ngày. Cơ thể chúng ta được thiết lập cần thời gian nghỉ ngơi tối thiểu 1/3 khoảng thời gian hoạt động trong ngày để bảo toàn một sức khỏe tốt. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp cơ thể phục hồi trạng thái căng thẳng, cho phép những cơ quan trong cơ thể có thời gian nghỉ ngơi. Do vậy, nếu không tuân thủ tốt bạn có thể phải đối diện với nhiều vấn đề về thể chất và tinh thần.
Chuyên gia, bác sĩ Catherine Darley, giám đốc của Viện Y học Giấc ngủ Tự nhiên ở Seattle (Mỹ), đã nói hãy nên duy trì thói quen chợp mắt một chút vào buổi trưa. Vì theo cô, ngủ trưa là khoảng thời gian nghỉ ngơi tốt cho sức khỏe. Ngủ trưa có thể giúp tỉnh táo, cải thiện hiệu suất làm việc, học tập vào khoảng thời gian chiều tối. Tuy nhiên, nếu ngủ trưa xong mà bạn vẫn thấy buồn ngủ, thì có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã không có được giấc ngủ đủ sâu vào ban đêm.
Cũng theo bác sĩ Catherine Darley, thời gian ngủ trưa lý tưởng là trong vòng 30 phút, hoặc trọn một chu kỳ ngủ là 90 phút. Vì theo chu kỳ, giấc ngủ tự nhiên của một người là từ giai đoạn nhẹ, ngủ sâu và cuối cùng là ngủ mơ. Chu kỳ này kéo dài khoảng 90-110 phút. Nếu ngủ trong khoảng thời gian trên, thì bạn sẽ thức dậy khi đang trong giai đoạn ngủ nhẹ, sẽ dễ tỉnh ngủ và sảng khoái tinh thần hơn.
Ngủ trưa càng lâu, thì cơ thể càng cảm thấy uể oải khi thức dậy. Và để phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể, thì thời điểm lý tưởng để ngủ trưa chính là lúc nhịp sinh học đang tạm chậm lại sau một khoảng thời gian dài hoạt động vào buổi sáng, thời điểm phù hợp nhất là vào khoảng đầu giờ chiều từ 1 đến 3 giờ. Để không làm ảnh hưởng đến thời gian ngủ vào ban đêm, bạn cũng cần ngủ trưa càng sớm càng tốt.
Những lợi ích từ thói quen ngủ trưa
1/ Tránh tình trạng kiệt sức và cải thiện khả năng sáng tạo.
Làm việc liên tục không ngủ, không nghỉ ngơi đầy đủ chính là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe, hạn chế khả năng sáng tạo, của cơ thể và não bộ.
Ngủ trưa là khoảng thời gian để toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, thoải mái hơn. Điều này tạo không gian cho những ý tưởng mới hình thành, cũng là để tránh tình trạng kiệt sức khi làm việc quá độ.
2/ Cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng
Giấc ngủ trưa giúp cần bằng nồng độ serotonin, giúp nâng cao tinh thần và cải thiện tâm trạng thoải mái. Vì chất dẫn chuyền thần kinh serotonin, là hoạt chất giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, nó cũng tạo ta cảm giác hạnh phúc, vui vẻ,... Khi chúng ta căng thẳng thì nồng độ serotonin, sẽ được cơ thể sử dụng nhiều dẫn đến sự thiếu hụt, khiến chúng ta trở nên khó chịu, chán nản và cáu kỉnh hơn. Đó là lý do, cần một giấc ngủ trưa để cải thiện tâm trạng.
Ngoài ra, hormonne serotonin khi được sản sinh ra từ một giấc ngủ trưa ngắn cũng giúp xoa dịu hệ thần kinh, mang lại sự thoải mái về tinh thần, giảm thiểu đáng kể tình trạng căng thẳng và cảm giác khó chịu.
3/ Cải thiện tình trạng sức khỏe
Khi cơ thể bị thiếu ngủ dễ dẫn đến tình trạng dư thừa hormone cortisol. Đây là một loại hormone căng thẳng, giúp chúng ta chống lại với trạng thái cáu gắt, lo lắng... Tuy nhiên, nếu dư thừa cortisol, sẽ làm tăng nguy cơ không dung nạp glucose, dẫn đến tình trạng suy yếu hệ thống miễn dịch, cơ bắp, giảm trí nhớ, giảm hormone tăng trưởng và testosterone trong cơ thể. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch...
Việc chỉ dành khoảng 30 phút để ngủ trưa mỗi ngày sẽ giúp cơ thể giải phóng một lượng cortisol, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm căng thẳng, cải thiện chức năng sinh lý.
4/ Tăng năng suất làm việc và sự tỉnh táo
Năng suất hoạt động, làm việc của mỗi người có mối liên hệ trực tiếp với sự tỉnh táo và mức năng lượng của cơ thể. Trên thực tế, năng xuất làm việc sẽ giảm dần đi, khi chúng ta hoạt động liên tục từ sáng đến tối. Một số nghiên cứu thực tế đã chứng minh, việc chợp mắt vào buổi trưa sẽ giúp tăng năng suất làm việc và hiệu suất hoạt động. Vì giấc ngủ trưa sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng nhờ vậy nâng cao sự tập trung cho não bộ, nâng cao hiệu quả làm việc.
5/ Ngăn ngừa, hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ
Theo một nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, thiếu ngủ có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer. Những người thiếu ngủ, hay bị mất ngủ thường xuyên thường có lượng B-Amyloid trong não cao hơn mức bình thường, đây chính là một mảng bám liên quan, dẫn đến tình trạng bệnh alzheimer. Do vậy, việc duy trì một giấc ngủ trưa mỗi ngày sẽ giúp não bộ có thêm thời gian loại bỏ phần mảng bám ấy, từ đó sẽ hạn chế, ngăn ngừa chứng mất trí nhớ.
Từ những thông tin trên, chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã có câu trả lời cho riêng mình, về việc liệu giấc ngủ trưa có thật sự quan trọng hay không.