Qua câu chuyện ồn ào giữa bạn khách hàng (X) và diễn viên Trấn Thành thời gian gần đây ở rạp chiếu phim, tôi chỉ muốn bàn luận một vấn đề bên lề, vì sao bạn X lại tự tin bảo vệ quan điểm của bản thân mình trước cộng đồng mạng đến vậy?

 

Hiện nay, trong một xã hội văn minh hiện đại chúng ta dễ dàng bắt gặp cái gọi là “văn hoá xếp hàng”. Chuyện xếp hàng đúng thứ tự để chờ đến lượt mình tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có quá nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh nó.

 

Như một bạn sinh viên từng kể “Em xếp hàng rất lâu, chỉ còn 3 người nữa đến lượt nhưng chỉ vì phải vào Wc một chút, đến khi trở ra thì đã bị người khác chen mất chổ và bắt xếp lại từ đầu”. Vậy ai đúng? Ai sai? Người chen ngang có lý khi nói “bạn đi bạn mất lượt” nhưng nếu đã gắn thêm từ “văn hoá” cho việc xếp hàng, thì hãy nhìn nhận một cách nhân văn hơn và thông cảm hơn cho những vấn đề tế nhị trong cuộc sống mà ai cũng đôi lần phải trải qua. Khi đó, nhường lại vị trí cho người vốn thuộc về nó là chuyện nên làm.

 

Hay một lần vô tình tôi nghe cô hàng xóm phàn nàn về việc mình thường xuyên bị chen lấn, chen ngang bởi những người nhỏ tuổi hơn rất nhiều. Cô cảm thấy bất an vì tình trạng này chỉ xảy ra ở giới trẻ, cái lứa tuổi mà cô cho rằng tiếp thu được nhiều nền văn minh và giáo dục tiên tiến. Ngược lại với cô, nhiều phụ huynh lại vô tình hình thành cho con mình những thói quen xấu như chen ngang để nhanh được việc, hay lợi dụng lòng tốt của người khác để tranh thủ cho thói quen “ma mãnh” của mình ở những nơi công cộng.

 

Bản thân tôi cũng đã từng gặp một tình huống khó đỡ, khi sử dụng thang máy ở bệnh viện. Khi tôi bước vào thang, theo sau là hai chị tuổi trung niên. Lúc cả ba bước vào thì thang máy reo lên báo quá tải, thay vì một người phải bước ra thì cả hai chị lại ôm nhau như thể “nếu lỡ chia xa sẽ mãi lạc mất nhau”. Tôi đành cười như mếu mà bước ra nhường chỗ, dù trước đó phải xếp hàng rất lâu để chờ đến lượt.

 

Việc xếp hàng được xem là thước đo ý thức về văn hoá ứng xử của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiều nơi trên thế giới đã và đang xem đó là niềm tự hào khi nhắc đến quốc gia của họ. Nhưng thực tế nó vẫn đang là một vấn đề nan giải đối với người dân Việt Nam. Việc chen lấn, xô đẩy thậm chí dành giật, ẩu đả chỉ vì một ly nước hay một món ăn miễn phí vẫn diễn ra mỗi ngày. Tư tưởng hơn thua, tranh thủ, sự ích kỷ cá nhân đang kéo theo nhiều hệ luỵ và trì trệ cho việc phát triển của xã hội chúng ta hiện nay.

 

Vô vàn những tình huống trong “văn hoá xếp hàng” nơi công cộng, mà nếu chúng ta tập xem đó là thói quen, là điều tất yếu để giúp cuộc sống trở nên có trật tự, và suôn sẻ hơn thì nét “duyên” người Việt sẽ được tăng lên trong mắt bạn bè quốc tế rất nhiều.

 

Quay lại với chuyện của bạn X và Diễn viên Trấn Thành. Bỏ qua những vấn đề khác, hay cụ thể ai đúng ai sai trong câu chuyện này. X đến trước, X xếp hàng và X có mong muốn được tôn trọng bởi những người xung quanh dù đó là ai, vì bạn đã hành xử đúng và văn minh nơi công cộng. Chỉ cần làm đúng thì bạn có quyền lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của bản thân mình, cũng là cách để thể hiện rõ một ý thức tốt đối với nhiều người khác. Với tôi câu chuyện đơn giản chỉ là vậy, và chỉ dừng ở đó, ko xoáy sâu hơn về bất cứ vấn đề riêng tư của bất kỳ ai.

Qua câu chuyện ồn ào giữa bạn khách hàng (X) và diễn viên Trấn Thành thời gian gần đây ở rạp chiếu phim, tôi chỉ muốn bàn luận một vấn đề bên lề, vì sao bạn X lại tự tin bảo vệ quan điểm của bản thân mình trước cộng đồng mạng đến vậy?

 

Hiện nay, trong một xã hội văn minh hiện đại chúng ta dễ dàng bắt gặp cái gọi là “văn hoá xếp hàng”. Chuyện xếp hàng đúng thứ tự để chờ đến lượt mình tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại có quá nhiều câu chuyện dở khóc, dở cười xung quanh nó.

 

Như một bạn sinh viên từng kể “Em xếp hàng rất lâu, chỉ còn 3 người nữa đến lượt nhưng chỉ vì phải vào Wc một chút, đến khi trở ra thì đã bị người khác chen mất chổ và bắt xếp lại từ đầu”. Vậy ai đúng? Ai sai? Người chen ngang có lý khi nói “bạn đi bạn mất lượt” nhưng nếu đã gắn thêm từ “văn hoá” cho việc xếp hàng, thì hãy nhìn nhận một cách nhân văn hơn và thông cảm hơn cho những vấn đề tế nhị trong cuộc sống mà ai cũng đôi lần phải trải qua. Khi đó, nhường lại vị trí cho người vốn thuộc về nó là chuyện nên làm.

 

Hay một lần vô tình tôi nghe cô hàng xóm phàn nàn về việc mình thường xuyên bị chen lấn, chen ngang bởi những người nhỏ tuổi hơn rất nhiều. Cô cảm thấy bất an vì tình trạng này chỉ xảy ra ở giới trẻ, cái lứa tuổi mà cô cho rằng tiếp thu được nhiều nền văn minh và giáo dục tiên tiến. Ngược lại với cô, nhiều phụ huynh lại vô tình hình thành cho con mình những thói quen xấu như chen ngang để nhanh được việc, hay lợi dụng lòng tốt của người khác để tranh thủ cho thói quen “ma mãnh” của mình ở những nơi công cộng.

 

Bản thân tôi cũng đã từng gặp một tình huống khó đỡ, khi sử dụng thang máy ở bệnh viện. Khi tôi bước vào thang, theo sau là hai chị tuổi trung niên. Lúc cả ba bước vào thì thang máy reo lên báo quá tải, thay vì một người phải bước ra thì cả hai chị lại ôm nhau như thể “nếu lỡ chia xa sẽ mãi lạc mất nhau”. Tôi đành cười như mếu mà bước ra nhường chỗ, dù trước đó phải xếp hàng rất lâu để chờ đến lượt.

Người Nhật luôn coi trọng văn hóa xếp hàng. Ảnh minh họa

Việc xếp hàng được xem là thước đo ý thức về văn hoá ứng xử của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhiều nơi trên thế giới đã và đang xem đó là niềm tự hào khi nhắc đến quốc gia của họ. Nhưng thực tế nó vẫn đang là một vấn đề nan giải đối với người dân Việt Nam. Việc chen lấn, xô đẩy thậm chí dành giật, ẩu đả chỉ vì một ly nước hay một món ăn miễn phí vẫn diễn ra mỗi ngày. Tư tưởng hơn thua, tranh thủ, sự ích kỷ cá nhân đang kéo theo nhiều hệ luỵ và trì trệ cho việc phát triển của xã hội chúng ta hiện nay.

 

Vô vàn những tình huống trong “văn hoá xếp hàng” nơi công cộng, mà nếu chúng ta tập xem đó là thói quen, là điều tất yếu để giúp cuộc sống trở nên có trật tự, và suôn sẻ hơn thì nét “duyên” người Việt sẽ được tăng lên trong mắt bạn bè quốc tế rất nhiều.

 

Quay lại với chuyện của bạn X và Diễn viên Trấn Thành. Bỏ qua những vấn đề khác, hay cụ thể ai đúng ai sai trong câu chuyện này. X đến trước, X xếp hàng và X có mong muốn được tôn trọng bởi những người xung quanh dù đó là ai, vì bạn đã hành xử đúng và văn minh nơi công cộng. Chỉ cần làm đúng thì bạn có quyền lên tiếng bảo vệ cho quyền lợi của bản thân mình, cũng là cách để thể hiện rõ một ý thức tốt đối với nhiều người khác. Với tôi câu chuyện đơn giản chỉ là vậy, và chỉ dừng ở đó, ko xoáy sâu hơn về bất cứ vấn đề riêng tư của bất kỳ ai.

Vân Anh