Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng tại Trường đại học Tây Nguyên là nét mới để các em sinh viên dân tộc thiểu số hiểu về cội nguồn, giá trị văn hóa của dân tộc.
Ngày 20/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trường đại học Tây Nguyên tổ chức Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên Trường đại học Tây Nguyên.
[caption id="" align="aligncenter" width="612"]Văn hoá - Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, những nét mới mang lại hy vọng Lễ bế giảng lớp truyền dạy đánh chiêng Ê Đê cho sinh viên Trường đại học Tây Nguyên.[/caption] Theo báo cáo kết quả lớp học, lớp học truyền dạy đánh cồng chiêng cho sinh viên dân tộc thiểu số năm 2022 tại Trường đại học Tây Nguyên bắt đầu khai giảng ngày 5/10 vào các buổi tối, thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần. Lớp học gồm 30 sinh viên các khoa, các ngành khác nhau, tất cả đều là người dân tộc thiểu số. Sau 2 tháng học, sinh viên đã có kỹ năng cơ bản đánh chiêng Knah và chiêng Kram. Lớp học đã thu hút sự quan tâm của các giảng viên, sinh viên trong trường. Đặc biệt, các học viên không chỉ thể hiện đam mê tiếp nhận di sản dân tộc mà còn góp phần lan tỏa giá trị di sản không gian văn hóa cồng chiêng đã được UNESCO ghi danh năm 2005. Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân cho biết, trước đây, sinh viên Trường đại học Tây Nguyên đã nhiều lần tham gia chương trình văn hóa dân tộc, hội diễn nghệ thuật quần chúng với nhiều tiết mục, nhưng các tiết mục diễn tấu chiêng đó còn mang màu sắc nghệ thuật quần chúng nhiều hơn, đa số các em tham gia lại là các em sinh viên dân tộc Kinh, rất ít sinh viên dân tộc thiểu số Tây Nguyên.   [caption id="" align="aligncenter" width="541"]Văn hoá - Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, những nét mới mang lại hy vọng (Hình 2). Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân nói về những điểm mới tại lớp truyền dạy đánh chiêng tại Trường đại học Tây Nguyên.[/caption] Do đó, đây là lớp cồng chiêng đầu tiên của trường, toàn bộ các em học đều là người dân tộc thiểu số. Đây nét mới để các em sinh viên dân tộc thiểu số hiểu về cội nguồn, giá trị văn hóa của dân tộc mình mà bây giờ đại diện văn hóa phi vật thể của cả thế giới. Cũng theo Nghệ sĩ Ưu tú Vũ Lân, người dạy đánh cồng chiêng cũng có nhiều nét mới. Trước đây, người dạy là một số anh chị em hoạt động nghệ thuật tìm hiểu, hướng dẫn cồng chiêng, nhưng lần này thầy dạy là những nghệ nhân ở các buôn làng, những báu vật dân gian sống. Các nghệ nhân không những truyền dạy kỹ thuật đánh chiêng cơ bản mà truyền tình yêu đối với giá trị di sản được thế giới công nhận.   [caption id="" align="aligncenter" width="450"]Văn hoá - Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, những nét mới mang lại hy vọng (Hình 3). Ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại buổi lễ.[/caption] Phát biểu lại buổi lễ, ông Thái Hồng Hà, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk ghi nhận và đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của các nghệ nhân đã nhiệt tình truyền dạy kỹ năng chỉnh chiêng, đánh chiêng và nghệ thuật trình diễn cồng chiêng cho các em học viên, góp phần bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, sự nỗ lực học tập của học viên luôn chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của ban tổ chức, tham gia đầy đủ nội dung chương trình, tích cực học tập các bài chiêng do các nghệ nhân truyền dạy.   [caption id="" align="aligncenter" width="450"]Văn hoá - Lớp truyền dạy đánh cồng chiêng, những nét mới mang lại hy vọng (Hình 4). Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk trao giấy chứng nhận cho các học viên.[/caption]   Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk hy vọng, sau khóa học, các em tiếp tục luyên tập, trau dồi kỹ năng đánh các bài chiêng ngày càng tốt hơn, tích cực tham gia hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu văn hóa nghệ thuật quần chúng, chuyên nghiệp nhằm giới thiệu quảng bá di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đến với bạn bè trong nước và quốc tế.