Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát sự vật xung quanh. Bệnh ngày càng phổ biến hơn trong những năm gần đây, do sự phát triển của công nghệ điện tử, buộc mắt phải tiếp xúc và điều tiết nhiều hơn với những tác nhân gây ra bệnh lý này.
Khi bị cận thị, hình ảnh thay vì hội tụ trong võng mạc thì sẽ hội tụ trước võng mạc, làm giảm tầm nhìn, gây cản trở và khó khăn trong quá trình học tập, làm việc và sinh hoạt mỗi ngày của người bệnh. Bệnh thường gặp nhiều ở những người trẻ tuổi, và nhất là trẻ em ở độ tuổi từ 7-16 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Do di truyền: Cận bẩm sinh là do yếu tố di truyền, nếu ba mẹ cận thì còn cũng có thể bị cận. Trẻ bị cận bẩm sinh thường bị cận độ cao, tăng độ nhanh ngay cả khi đã ở tuổi trưởng thành, có thể có những biến chứng nguy hiểm. Khả năng phục hồi khó, dù được điều trị.
Nguyên nhân khách quan: nguyên nhân dẫn đến cận thị là do mắt phải điều tiết nhiều, phần lớn thường xảy ra ở độ tuổi đi học của trẻ. Phần lớn trẻ thường nhìn ở khoảng cách gần, trong điều kiện ánh sáng không đủ, mắt phải hoạt động liên tục mà không được nghỉ ngơi hợp lý. Trong trường hợp bệnh do nguyên nhân khách quan thì mắt thường có độ nhẹ và tăng độ chậm hơn so với cận bẩm sinh, bệnh cũng sẽ diễn biến chậm và có thể điều trị.
Cách chăm sóc mắt hạn chế việc tăng độ.
Để hạn chế việc tăng độ cận, hạn chế phần nào những tác hại cho cho mắt, bạn cần biết cách để chăm sóc mắt đúng cách và phòng tránh bệnh.
Thường khi bị cận, việc đầu tiên bất cứ ai cũng sẽ nghĩ ngay đến việc đeo kính. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc đeo kính cũng cần đúng cách, cần được thăm khám, đo độ cụ thể, tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp cũng không nhất thiết phải đeo mắt kiếng, và cũng không nên đeo kính thường xuyên để tránh trường hợp bị phụ thuộc vào kính, cụ thể:
- Mắt cận dưới 0,25 độ không cần phải đeo kính thường xuyên.
- Mắt cận 1-2 độ thì chỉ nên đeo kính khi cần nhìn xa, để hạn chế việc điều tiết cho mắt.
Chỉ đeo kính khi làm việc, học tập hoặc trong trường hợp thật sự cần thiết, để dành thời gian bỏ kính cho mắt nghỉ ngơi thư giãn. Cần lưu ý giữ khoảng cách phù hợp khi làm việc trước máy tính, xem tivi, đồng thời cần đảm bảo ánh sáng tốt ở những nơi làm việc. Vì ánh sáng rất quan trọng trong việc điều tiết của mắt, ở những nơi quá tối hoặc quá sáng đều không tốt cho mắt. Trong trường hợp nếu phải thức đêm thường xuyên thì mắt sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn, dễ dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Do vậy, muốn mắt khoẻ mạnh trước hết cần phải có kế hoạch nghỉ ngơi và sinh hoạt hợp lý.
Những loại thực phẩm tốt cho mắt
Ngoài việc sắp xếp một chế độ học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý cho mắt, thì việc bổ sung một số loại thực phẩm có lợi cho mắt cũng là điều cần thiết phải quan tâm. Vậy mắt cần bổ sung những chất gì?
- - Kẽm: tác dụng chính là kẽm là giúp lưu thông máu trong mắt một cách dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng khô mắt, mỏi mắt, cộm hoặc khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, trứng, các loại sò.
- - Vitamin A: đây là loại vitamin quan trọng nhất đối với mắt, đặt biệt là những người có bệnh lý về mắt như cận thị. Vitamin A co nhiều trong các loại rau củ như: cà rốt, rau dền, rau ngót,… lòng đỏ trừng gà, sữa, gan động vật. Hoặc có thể uống bổ sung viên vitamin A nếu thấy cần thiết.
- - Beta carotene: là một tiền chất của Vitamin A, có vai trò giúp mắt sáng hơn, giúp cải thiện thị giác. Beta carotene có nhiều trong những loại củ quả màu vàng, cam, xanh đạm như: bí đỏ, cà rốt, đu đủ… chất này được hấp thụ ở phần ruột non nên khi chế biến cần kết hợp thêm với những loại dầu mỡ, để giúp quá trình hấp thụ tốt hơn.
- - Selen: giúp ổn định thị lực cho mắt. Selen có nhiều trong các loại cá, tôm, cua …. và những loại hạt.
- - Crom: chất này sẽ giúp hạn chế việc tăng độ cận cho mắt, nên cần được bổ sung thường xuyên. Nếu thiếu crom thì nhãn cầu mắt sẽ có nguy cơ bị lồi. Crom có nhiều trong lòng đỏ trứng, gan bò, nấm, khoai tây, bắp, đậu xanh….
- - Các loại vitamin nhóm B: Thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng giảm thị lực, xuất huyết võng mạc. Thiếu vitamin B2, làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng của mắt, xuất hiện hiện tượng ngứa, viêm giác mạc, viêm bờ mi, đục thuỷ tinh thể. Vitamin nhóm B có nhièu trong sữa, trứng, các thoại rau có màu đậm, thịt bò, gà, các loại đậu….
- - Niacin: khi thiếu chất này sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vitamin C, làm cho mắt yếu và dẫn đến tình trạng mù ban đêm. Những loại thực phẩm giàu vitamin nhóm B đều có nhiều niacin.
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, nếu may mắn được sinh ra với một đôi mắt khoẻ mạnh, thì bạn nên duy trì cho mình một thói quen sinh hoạt tốt, nghỉ ngơi điều độ, để hạn chế việc mắc những bệnh về mắt nói riêng và bảo vệ sức khoẻ bản thân nói chung. Thật sự không có mẹo nào có thể giúp bạn giảm hay tránh đi việc bị cận thị, hoặc làm chậm đi sự gia tăng độ cận, mà chỉ có thể nhắc đến những vấn đề cần lưu ý, để giúp bạn tự bảo vệ đôi mắt của mình một cách tốt nhất, từ đó cải thiện dần tình trạng mắt.