Người “tiếp lửa” cho phong trào hiến máu tình nguyện
Hiến máu tình nguyện đã và đang dần trở thành nét đẹp nhân văn của mỗi người dân Thủ đô. Những giọt máu nghĩa tình đã tiếp thêm nguồn sống cho người bệnh, góp phần bồi đắp, nhân lên những giá trị nhân ái. Hà Nội là địa chỉ đỏ, xuất hiện ngày càng nhiều cá nhân, gia đình tình nguyện hiến máu cứu người. Gia đình ông Lê Đình Duật (quận Thanh Xuân) là một trong những gia đình tiêu biểu, đi đầu trong phong trào hiến máu nhân đạo.
Ghé thăm gia đình ông Duật trong buổi chiều Hà Nội trời trở lạnh. Căn phòng của gia đình ông nhỏ gọn chừng 40m2 trên tầng 4 của khu tập thể luôn ấm cúng bởi tình yêu, sự gắn kết, sống vì mọi người của mỗi thành viên. Trong căn phòng những Bằng khen, Giấy khen biểu dương tấm lòng hiến máu vì cộng đồng của các thành viên trong gia đình được ông Duật treo ngăn nắp, trang trọng.
[caption id="attachment_2478" align="alignnone" width="1000"] Danh sách, thông tin cá nhân của những người từng đăng ký tham gia hiến máu đều được vợ chồng ông Duật ghi chép, cất giữ cẩn thận.[/caption]
Nhấp chén trà nóng, ông Duật kể lại cho chúng tôi nghe về cơ duyên, động lực thôi thúc ông gắn bó với hoạt động thiện nguyện hơn 20 năm qua. Là sĩ quan chỉ huy của Bộ đội tên lửa phòng không thuộc Tiểu đoàn 61, Đoàn tên lửa Sông Đà, được trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ từ năm 1965 - 1972, chứng kiến nhiều đồng đội bị thương, hi sinh do bị mất máu quá nhiều. Năm 1967, khi đang thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Hà Nội, ông Duật nhận được tin người thân qua đời vì bị thương, vết thương quá nặng do mất máu nhiều, khi đó bệnh viện huyện không có máu để truyền. Sự hi sinh của đồng đội, của người thân khiến ông Duật luôn trăn trở, day dứt. Với ông đó là “món nợ” mà ông luôn tự nhủ mình phải trả. “Tôi đã nợ đồng đội, đồng bào, nợ cuộc sống của cộng đồng và nợ những người bệnh đang cần máu cho cuộc hồi sinh của họ”, ông Duật chia sẻ.
Năm 1991, được nghỉ chế độ, ông Duật về sinh sống tại Tổ dân phố số 10 phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân. Được lãnh đạo tin tưởng, nhân dân tín nhiệm, ông đã tham gia nhiều công tác đoàn thể ở phường và khu dân cư, trong đó đảm nhiệm chức danh Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường. Với ông, đó là thời cơ để ông tham gia công tác nhân đạo, thực hiện tâm nguyện trả “món nợ” mà ông đã ấp ủ lâu nay.
Năm 1999, khi có phong trào hiến máu nhân đạo ở địa phương, ông tình nguyện tham gia. Kiểm tra sức khoẻ, ông bị huyết áp thấp nên không thể hiến máu. Không được hiến máu, thể hiện vai trò gương mẫu, đi đầu của đảng viên, ông Lê Đình Duật đã tiên phong vận động các thành viên trong gia đình cùng đi hiến máu.
Bằng tấm lòng nhiệt huyết với phong trào hiến máu nhân đạo, ông Duật đã xây dựng được một gia đình cả nhà cùng đồng hành trong việc tuyên truyền, vận động và tham gia hiến máu tình nguyện. Trước tấm lòng nhiệt huyết của ông, mọi người nhiệt tình ủng hộ và tham gia, trong đó, vợ ông là bà Lê Thị Kim Dinh đã hiến 13 đơn vị máu; con gái cả Lê Thanh Hà đã hiến 15 đơn vị máu; con gái thứ Lê Thanh Nam đã hiến 83 đơn vị máu; con trai Lê Quyết Thắng đã hiến 69 đơn vị máu; con dâu Đỗ Thị Liễu đã hiến 3 đơn vị máu; cháu ngoại Đào Ngọc Linh (sinh năm 2004) đã hiến 2 đơn vị máu. Các thành viên trong gia đình ông luôn cảm thấy vui vì đã làm được những việc hết sức ý nghĩa, đóng góp lớn cho xã hội, cộng đồng.
“Trong quá trình vận động hiến máu, tôi đã gặp không ít khó khăn bởi còn nhiều người hiểu sai và có định kiến với việc hiến máu tình nguyện. Do vậy, tôi xác định phải vận động gia đình mình trước, mình phải nêu gương, phải cho mọi người hiểu hiến máu không hề ảnh hưởng tới sức khoẻ. Rất may là khi tôi chia sẻ thì cả gia đình đều nhiệt tình hưởng ứng. Năm 2000, con gái thứ 2 của tôi tham gia hiến máu trước. Trong những năm tiếp theo, vợ, con gái cả và con trai út của tôi cũng bắt đầu tham gia”, ông Duật bộc bạch.
“Riêng công tác nhân đạo thì tôi không nghỉ”
Không chỉ vận động con cháu, ông và vợ tất bật ngược xuôi vận động bạn bè, họ hàng cùng hiến máu. Để thuyết phục mọi người, ông đến Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương xin rất nhiều tài liệu về đọc. Sau đó, ông đến từng nhà, phát tài liệu, giải thích cho mọi người hiểu những lợi ích khi tham gia hiến máu. Đến ngày đi hiến máu, ông tập trung tất cả mọi người đến nhà mình ăn sáng để bảo đảm tình trạng sức khỏe tốt nhất rồi thuê xe chở mọi người đến địa điểm hiến máu.
Đối với các thành viên tham gia hiến máu, ông Duật chi thêm tiền bồi dưỡng xăng xe (từ 150 đến 200 nghìn đồng), ông in 2 - 3 tấm ảnh tặng cho các thành viên khi họ tham gia hiến máu. Tất cả chi phí đó vợ chồng ông đều trích từ số tiền lương hưu ít ỏi hàng tháng của mình. Danh sách, thông tin cá nhân của những người từng đăng ký tham gia hiến máu đều được ông Duật ghi chép, cất giữ cẩn thận, ông thường xuyên kết nối, trò chuyện, hỏi thăm sức khoẻ, đời sống gia đình với các thành viên. Với ông, họ là người thân trong gia đình. Hàng năm, gia đình ông đều tổ chức liên hoan gặp mặt, tặng quà cảm ơn những người đã tham gia hiến máu, tạo sự gắn kết giữa các thành viên với nhau.
Với tấm lòng cao cả, tình nguyện hiến máu, hơn 22 năm, 6 thành viên gia đình ông Lê Đình Duật đã hiến 218 đơn vị máu an toàn. Không chỉ trực tiếp hiến máu hàng năm, ông cùng các thành viên trong gia đình còn tích cực vận động họ hàng, bạn bè và những người xung quanh tham gia. Hơn 22 năm, gia đình ông đã vận động được 1.092 lượt người tham gia hiến máu tình nguyện, đạt 1.007 đơn vị máu an toàn.
Với những thành tích, cống hiến trong công tác vận động, tuyên truyền và trực tiếp hiến máu tình nguyện trong những năm qua, ông Lê Đình Duật cùng gia đình đã được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, ghi nhận đóng góp của gia đình với hoạt động vì cộng đồng.
Những ngày cuối tháng 10/2022, gia đình ông đã nhận được Thư khen của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Trong thư Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ xúc động và nhấn mạnh những giọt máu hồng mà gia đình ông Duật, những người hiến máu tình nguyện trao tặng đã đem lại cho cuộc đời những mầm sống, thắp lên ngọn lửa của lòng nhân ái, yêu thương và trách nhiệm. Việc làm của ông tiêu biểu cho trăm ngàn việc làm tốt đẹp, thầm lặng mà cao cả đang từng ngày, từng giờ diễn ra trên đất nước, làm đẹp thêm truyền thống đoàn kết, nhân ái của dân tộc; phát huy vai trò, phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ, người cựu chiến binh Việt Nam, người cao tuổi Việt Nam gương sáng, chí bền. Với ông Duật, động lực lớn nhất để ông cùng gia đình vẫn luôn thực hiện công việc này đó chính là những đơn vị máu an toàn của mọi người được đến với người bệnh. Với ông, cho đi là còn mãi...
“Tôi mong mỏi thế hệ thanh niên hôm nay sống có lý tưởng, sống đẹp, sống tình nghĩa, vì mọi người, cùng chung tay làm cho xã hội đẹp hơn. Đặc biệt, tôi mong muốn thế hệ trẻ luôn nghĩ mình đã làm gì và hãy làm gì cho Tổ quốc. Phải làm được gì cho đời - đó mới là cái quan trọng, bởi “ân nghĩa thì đời sẽ trả cho mình khi cần”, ông Duật nhắn nhủ tới thế hệ thanh niên.
Ngày 16/12, nhân Kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” (12/1972 - 12/2022), Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ trên không - 50 năm nhìn lại”.
[caption id="attachment_2923" align="aligncenter" width="2856"] Khai mạc Triển lãm
02
Thời tiết
Nhiều tuyến đường như Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Khối, Phạm Văn Chiêu, Lê Văn Thọ... nước ngập lênh láng bởi trận mưa lớn trút xuống giữa trưa
Trưa 21-5, trận mưa lớn và kéo dài trút xuống nhiều địa phương của TP HCM.
Ghi nhận từ khoảng hơn 11 giờ, nhiều quận như Tân Bình, Tân Phú, Gò Vấp, Bình
Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam cùng với Bộ Lao động Mỹ cam kết mở rộng hợp tác, tập trung vào các ưu tiên của Việt Nam như phát triển nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động.
Sáng 16/11, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Đào Ngọc Dung gặp gỡ lãnh đạo phụ trách các vấn đề lao động
Mới đây, cô Đàm Thị Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Quỳnh Giang (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), cho biết cháu N.T.K.N. (học sinh lớp 1 ở điểm lẻ Yên Lưu) đã đến trường học trở lại sau khi được cho nghỉ 1 buổi để ổn định sức khỏe, tâm lý. Đây là bé gái đã ngủ quên trong tủ đồ dùng học sinh suốt hơn 4