Thẻ xe buýt thông minh là một loại thẻ cứng, có thể dùng thanh toán, mua sắm tại các trung tâm thương mại trên toàn quốc và tích hợp được hết các loại hình giao thông công cộng trong tương lai. Theo đó, khách đi xe buýt đăng ký làm thẻ thông minh Uni Pass tại các bến xe buýt trên địa bàn TP.HCM và cài ứng dụng ZaloPay trên smartphone để nạp tiền trực tiếp vào thẻ. Khách lên xe buýt chỉ cần cầm thẻ chạm nhẹ vào đầu đọc, hệ thống sẽ tự động thanh toán tiền với giá 6000 đồng/chuyến.   TP.HCM: Khách thờ ơ với thẻ xe buýt thông minh 1Hành khách thanh toán bằng thẻ điện tử trên xe buýt. Thẻ xe buýt thông minh là dự án hướng đến hình thức thanh toán hiện đại mà các quốc gia có giao thông công cộng phát triển trong khu vực và trên thế giới đang áp dụng. Theo quy hoạch chung xây dựng TP.HCM, đến năm 2025 chỉ có 10 triệu dân, nhưng hiện tại dân số đã lên đến con số 13 triệu người. Trong khi đó, hạ tầng giao thông đô thị hiện đã rất quá tải. Phát triển vận tải hành khách công cộng là một trong các giải pháp bắt buộc để giảm áp lực cho hạ tầng giao thông. Dù mang nhiều tính năng ưu việt, Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV tại bến xe bus công viên 23/09 trên tuyến xe buýt 69, chỉ lác đác có một vài hành khách sử dụng thẻ điện tử. Anh Trần Bình An (TP.HCM), một hàng khách đã và đang sử dụng thẻ xe buýt thông minh cho hay lý do anh sử dụng thẻ là vì thẻ tiện lợi khi thanh toán không phải dùng tiền mặt cũng như là không cần phải chuẩn bị tiền lẻ và thao tác rất đơn giản chỉ cần quẹt một cái là có thể về chỗ ngồi.
Nhiều tuyến xe buýt vẫn sử dụng vé tập và tiền rất bất tiện cho cả người bán vé lẫn hành khách - Ảnh: Q.Định

Nhiều tuyến xe buýt vẫn sử dụng vé tập và tiền rất bất tiện cho cả người bán vé lẫn hành khách

Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, một chuyến xe buýt thí điểm thẻ điện tử chỉ có khoảng 2% hành khách sử dụng thẻ, còn lại vẫn trả bằng tiền mặt, nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát từ nhiều lí do khác nhau, như ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19 kéo dài liên tiếp khiến quá trình thí điểm bị gián đoạn và việc tiếp cận các đối tượng hành khách tham gia vận tải xe buýt bị ảnh hưởng nhiều, dẫn đến kết quả chưa như kỳ vọng. Song đó là do chưa có chính sách để khuyến khích hành khách chuyển sang từ việc sử dụng tiền mặt sang thẻ điện tử, thẻ ngân hàng, khiến cho tỷ lệ sử dụng thẻ và phương thức thanh toán không tiền mặt trên xe buýt hiện nay còn tương đối hạn chế. Ông Hà Lê An, phó giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TP.HCM cho biết, hiện nay có khoảng 4% tổng số người dùng trên tổng số giao dịch thôi. Số thẻ phát ra là 21.000 thẻ, còn số lượng giao dịch là 640.000 lượt. thì con số này cũng khá thấp. Tỉ lệ thấp này thì tôi nghĩ đến từ việc một só người chưa biết được công nghệ là phải dùng mã QR code phải dùng thẻ, cái thứ hai nữa là do số tuyến ban đầu chưa được nhiều. Nên sự liên thông giữa các tuyến có máy tự động và các tuyến bình thường chưa được thuận lợi lắm cho nên sắp tới chúng tôi sẽ mở rộng nhiều tuyến hơn nữa để người dân được tiện lợi hơn  
TP.HCM: Thí điểm thẻ điện tử thông minh trên 9 tuyến xe buýt 1
Khach hàng dùng thẻ điện tử cho tuyến xe buýt mã số 86
Theo Ông Đỗ Ngọc Hải, Trưởng phòng Quản lý Vận tải, Sở GTVT TPHCM hiện nay trung tâm giao thông công cộng đang thực hiện là thí điểm giai đoạn 1 và trong giai đoạn 2, trong tương lai sẽ xem xét tiếp tục mở rộng thí điểm đó ra cho nhiều tuyến xe buýt hơn, nhiều phương tiện hơn, nhiều đơn vị vận tải hơn cũng như là cho nhiều đối tác tham gia như các ngân hàng hay các cơ quan hỗ trợ về giải pháp để tiến tới mục tiêu trong thời gian tới đến năm 2025 chúng ta sẽ có hệ thống vé điện tử không chỉ cho xe buýt mà còn cho các loại hình khác. Sau 2025 thì hệ thống giao thông công cộng sẽ thực hiện toàn bộ thanh toán trên xe bằng thanh toán điện tử.  
TP HCM thêm 1 năm thí điểm thẻ thông minh cho xe buýt - Ảnh 1.

Việc triển khai thanh toán điện tử trên xe buýt mang lại nhiều tiện ích cho hành khách

Theo kế hoạch phát triển ngành Vận tải hành khách công cộng đến năm 2030, xe buýt vẫn giữ vai trò chủ lực. Do đó, việc hiện đại hóa trong ứng dụng thanh toán tự động đối với hoạt động giao thông công cộng bằng xe buýt là cần thiết. Cụ thể, khi đưa vào sử dụng loại thẻ này hướng đến việc thanh toán không cần dùng tiền mặt, thậm chí không cần xuất trình thẻ học sinh, sinh viên. Khi người dân đã quen sử dụng, thành phố sẽ không sử dụng tiếp viên xe buýt; tiến tới liên thông với các hệ thống giao thông công cộng khối lượng lớn như: Tàu điện ngầm, xe buýt nhanh, buýt đường thủy... Qua đó, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút người dân sử dụng xe buýt. Với những nỗ lực trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng phương tiện và dịch vụ của ngành buýt TP.HCM, trong tương lai người dân cần dành nhiều sự tin tưởng và lựa chọn xe buýt là phương tiện di chuyển hơn, nhờ đó hạn chế phương tiện cá nhân, giúp hạn chế kẹt xe, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông trong thành phố.  

Phạm Trăm