Vào ngày 16/4, một chủ tài khoản facebook đăng tải thông tin gây xôn xao dư luận, về vụ việc một em nữ sinh lớp 10 của trường THPT chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) tử tự do bạo lực học đường.

Được biết chủ tài khoản của Facebook này là người thân của nữ sinh N học lớp 10, trong bài viết chia sẻ: "Gia đình mất con, chúng tôi mất cháu. Thương tiếc bao nhiêu công lao dưỡng dục chăm bẵm. Đứa trẻ mạnh mẽ, ngoan ngoãn, xinh đẹp biết bao nhiêu, làm hết việc nhà cho mẹ, thương yêu các em và lấy chăm sóc gia đình làm niềm vui… Cuối cùng lại bị tổn thương bởi xã hội và chính xác là bạo lực học đường. Tự bản thân gia đình nhận lỗi khi không nắm bắt được con/cháu mình đang rơi vào hoàn cảnh nghiêm trọng đến thế". Hiện tại bài viết vẫn đang nhận hàng chục ngàn lượt chia sẻ và bình luận.

Hình ảnh của chủ tài khoản đăng tải trên Facebook

Theo người đăng tải bài viết cho biết, nữ sinh N là học sinh giỏi, nhưng lại bỏ học, và nói với mẹ rằng "con sợ đi học, sợ đến trường", sau khi tìm hiểu thì mẹ của nữ sinh mới biết con mình bị đánh, bị ngược đãi và bị áp đảo tâm lý.

Người mẹ của N cũng đã đến trường để xin chuyển lớp cho con, tìm đến cô chủ nhiệm để xin được can thiệp. Tuy nhiên, nhà trường không cho nữ sinh chuyển lớp và hứa sẽ tìm hiểu và xử lý nghiêm, nhưng vì cuộc sống hằng ngày vẫn bị bạo lực học đường, em nữ sinh N nghĩ quẩn đã quyết định tử tự tại nhà ngay khi bố mẹ của của em đi vắng.

Nhà trường nói gì?

Trước thông tin gây xôn xao trên, vào ngày 17/4, đại diện Trường THPT chuyên ĐH Vinh (Nghệ An) đã có buổi gặp mặt báo chí để thông tin về vụ việc một nữ sinh lớp 10 của trường này tự tử tại nhà riêng.

Hiệu trưởng Trường THPT chuyên ĐH Vinh - ông Phạm Xuân Chung cho biết nhà trường đã tiến hành xác minh làm rõ sự việc, nhất là những thông tin đăng tải trên mạng xã hội để làm rõ các mối quan hệ của nữ sinh N.T.Y.N và bạn bè trong trường, lớp. Hiện nhà trường đang phối hợp cùng gia đình lo hậu sự cho N.

Nhà trường nói về việc nữ sinh tử tự do bạo lực học đường

Cô Đặng Việt Hà - giáo viên chủ nhiệm lớp 10A15, cô cho biết nữ sinh N.T.Y.N được đánh giá là ngoan, học giỏi. "Nhận được tin em N. mất, tôi rất buồn và bị sốc vì quá đột ngột. Đây là một mất mát rất lớn cho gia đình em ấy và cho lớp, trường".

Từ sau Tết cho đến nay, giáo viên cho biết nữ sinh này liên tục nghỉ học vì sức khỏe, có khi thì phụ huynh nhắn tin xin, lúc thì em chủ động xin nghỉ. Khi thông tin nữ sinh bị "bạo lực học đường" và gia đình đã đề nghị được chuyển lớp nhưng giáo viên không đồng ý, cô Hà cho biết trước đây, N. có chơi thân với một nhóm bạn trong lớp, nhưng sau đó thì không chơi với nhóm này nữa. Khi tìm hiểu các học sinh liên quan, thì các em này cho biết vì không hợp nên không chơi nữa.

Nữ giáo viên chủ nhiệm này cũng cho biết cách đây chưa lâu, nữ sinh N. nhắn tin hỏi cô để xin mẫu đơn để chuyển lớp học. Tuy nhiên, cô nói không có mẫu và cũng không nắm bắt được lý do N. muốn chuyển sang lớp khác vì nữ sinh này không nói.

Ông Nguyễn Hồng Soa, Trưởng Phòng Công tác chính trị Trường ĐH Vinh, cho biết đây là sự việc rất đau lòng, đáng tiếc. Nhà trường đang phối hợp với gia đình học sinh và cơ quan chức năng để xác minh, làm rõ các thông tin trên mạng xã hội.

Ông Soa cho hay, sau khi N. mất, trên mạng xã hội lan truyền clip học sinh đánh nhau. Nhà trường đã mời giáo viên chủ nhiệm và 5 học sinh đại diện của lớp 10A15 lên làm việc và xác định sự việc không xảy ra trong khuôn viên của nhà trường, học sinh bị đánh và những học sinh xuất hiện trong clip không phải là học sinh của trường.

Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường hiện nay

"Bạo lực học đường" luôn là vấn đề đáng báo động trong môi trường học đường mà xã hội quan tâm và cần lên án, vì hậu quả của nó để lại vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý và nguy hiểm hơn là có thể cướp đi tính mạng của con người. Vậy nên việc phòng tránh và ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường không chỉ riêng ở trách nhiệm của học sinh, sinh viên mà cả nhà trường và phụ huynh, xã hội cũng cần chung sức, chung tay, đẩy lùi vấn nạn này hạn chế trong đời sống học đường.

Đối với học sinh

Học sinh, sinh viên học cách kiềm chế cảm xúc, tích cực rèn luyện văn hóa sống,

Nghiêm chỉnh chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học.

Tránh xa các nhân tố bạo lực trong môi trường xung quanh.

Nếu có vấn đề trong quá trình đi học cần nên chia sẻ với người lớn để có hướng giải quyết tích cực, an toàn.

Tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục

Tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia.

Có những hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

Nhà trường nên phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh

Đối với giáo viên

Thường xuyên theo dõi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.

Có biện pháp can thiệp kịp thời đến các nhân tố xấu của thế giới bên ngoài và trong nhà trường có thể tác động xấu đến học sinh, sinh viên của mình quản lý.

Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh cho trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Tích cực tham gia, phối hợp với gia đình và nhà trường để giúp việc quản lý và giáo dục học sinh để có thể quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà học sinh gặp phải.

Đối với gia đình

Phụ huynh cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh.

Bố, mẹ nên hạn chế các hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ. Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.