Thay vì cùng Mỹ tạo lập Liên minh chống lại sức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, những động thái gần đây của Châu Âu cho thấy, họ chọn cách làm trung gian trong sự cạnh tranh giữa hai bên. Lập trường này của Châu Âu đánh dấu sự thành công của Chủ tịch Tập Cận Bình trong nỗ lực nâng cao vị thế của Trung Quốc.Sau hơn 2 năm, các hoạt động đối ngoại bị hạn chế do Trung Quốc áp dụng chiến lược “Zero Covid”. Hoạt động ngoại giao chủ yếu được thực hiện bằng các cuộc điện đàm trực tuyến. Hồi giữa tháng 9, ông Tập đã có chuyến thăm chính thức Trung Á dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Uzbekistan đánh dấu bước đầu cho sự trở lại vũ đài chính trị thế giới. Vào đầu tháng 10, Tổng thống Joe Biden ra quyết định hạn chế bán chất bán dẫn và thiết bị sản xuất chip cho Trung Quốc, nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của nước này. Mỹ cũng kêu gọi các đồng minh chủ chốt của mình thực hiện lệnh hạn chế, làm dấy lên sự lo ngại về nền kinh tế toàn cầu sẽ bị phân làm 2 cực. Tuy nhiên ngày 15/11, trong buổi họp báo trước khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel cho biết Châu Âu sẽ hợp tác với Trung Quốc bất chấp hai bên có nhiều điểm khác biệt. Đến ngày 18/11, Tổng thống Pháp ông Emmanuel Macron kêu gọi hợp tác với Bắc Kinh và chống lại sự chia rẽ thế giới thành các khối cạnh tranh. Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Bangkok, ông Macron phát biểu: “Ngày càng nhiều người muốn thấy hai trật tự thế giới riêng biệt. Điều này là sai lầm với cả Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta chỉ cần một trật tự toàn cầu duy nhất”. [caption id="attachment_2344" align="aligncenter" width="800"]

Thủy Tiên