Vào ngày 5/12 vừa qua, mức giá trần mà G7 áp lên dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển của Nga chính thức có hiệu lực.Theo giới quan sát, hành động trừng phạt này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đối với các nền kinh tế và đời sống người dân trên toàn cầu nói chung và đất nước gần 100 triệu người - Việt Nam nói riêng. Mức giá trần 60 USD/thùng đã được Liên minh châu Âu (EU), nhóm G7 và Úc thống nhất áp đặt lên dầu của Nga. Mức giá trần này đã có hiệu lực vào ngày 5/12, nhưng sẽ có thời gian chuyển tiếp là 45 ngày, các tàu đã lấy hàng trước ngày đó được chở hàng và dỡ hàng trước ngày 19/1/2023. Sau đó, dầu Nga chỉ được vận chuyển đến bên thứ 3 bằng tàu chở dầu của G7 và EU, các công ty bảo hiểm và tổ chức tín dụng khi mua bằng hoặc thấp hơn mức giá áp trần. [caption id="attachment_2960" align="aligncenter" width="800"] Áp mức giá trần đối với dầu thô có nguồn gốc từ Nga ở mức 60USD/thùng[/caption] Bắt đầu từ giữa tháng 1/2023, cứ mỗi hai tháng 27 thành viên của EU và nhóm G7 sẽ xem xét lại mức giá áp trần một lần, nhằm đảm bảo duy trì mức giá thấp hơn ít nhất 5% so với giá dầu thô trung bình của Nga. Việc áp giá trần lên dầu Nga thể hiện rằng nhóm G7 và Liên minh châu Âu (EU) đang rất kỳ vọng làm hạn chế nguồn thu từ xuất khẩu dầu của Moscow, khiến Nga suy yếu trong xung đột quân sự tại Ukraine nhưng vẫn đảm bảo dòng chảy cung ứng dầu Nga trên thị trường toàn cầu, qua đó làm giá dầu có thể hạ nhiệt. Về phía Nga, các nhà chức trách nước này đã đạt được đồng thuận về cách đối phó với việc phương Tây áp đặt giá trần dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga - theo tờ Vedomosti đưa tin ngày 13/12. Cụ thể, Moscow sẽ cấm bán dầu theo hợp đồng xác định giá trần. Ngoài ra, cấm xuất khẩu dầu đến các quốc gia yêu cầu giới hạn giá như một điều kiện trong hợp đồng, hoặc nếu giá tham chiếu của họ được cố định ở mức trần (hiện tại là 60 USD/thùng). Theo tờ Financial Times, phía Nga có thể thành lập các công ty cung cấp bảo hiểm của riêng mình để thay thế cho dịch vụ này của các nước phương Tây. Moscow cũng nhấn mạnh, họ có thể mở rộng đổi tàu chở dầu để tăng năng lực vận chuyển và xuất khẩu lượng dầu không bán được cho các nước châu Âu sang các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ vốn không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt của phương Tây.
Thủy Tiên