Có phải bạn thường được nhắc nhở việc không nên tắm đêm, vì sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ? Nhưng có phải việc tắm đêm là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, hay còn có thêm những nguyên nhân hay yếu tố liên quan khác?
Gần đây, mạng xã hội vừa lan truyền một hình ảnh đau lòng, về trường hợp một người con gái đi làm khuya về đến phòng trọ, thì đã nhìn thấy ba mình bị đột quỵ ngồi gục trước cửa phòng tắm và không qua khỏi, trên mình vẫn còn quấn chiếc khăn tắm thường ngày. Có lẽ tình trạng đau lòng này không phải là hiếm, nó xảy ra ngày càng nhiều hơn, và ở những lứa tuổi ngày càng trẻ hơn.
Tình trạng nắng nóng, khí hậu oi bức ngày càng gia tăng, cùng với nhịp sống bận rộn nên nhiều người đã quen với việc tắm khuya. Tắm mục đích chính là giúp vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau một ngày dài làm việc, đó còn là khoảng thời gian thư thái giúp đầu óc có thể nghỉ ngơi. Tuy nhiên, việc tắm quá khuya, thời gian tắm lâu, nhiệt độ nước không phù hợp… đều có thể là những yếu tố góp phần gây ra những hậu quả đáng tiếc đối với sức khoẻ, nhất là những bệnh lý liên quan đến tim mạch, đột quỵ.
Vậy tắm đêm liên quan đến đột quỵ não như thế nào?
Thật ra tắm đêm không hẳn sẽ khiến tất cả mọi người bị đột quỵ, cũng chưa có căn cứ khoa học nào chứng minh điều đó cho đến hiện tại. Tuy nhiên, việc tắm đêm dễ gây ra tình trạng xáo trộn nhiệt độ đột ngột, hoặc nhanh khiến cơ thể phản ứng lại với nhiệt độ bên ngoài. Tắm đêm với nhiệt độ nước không phù hơp với nhiệt độ cơ thể, khiến cơ thể phải nhanh chóng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách co giãn nhanh các mạch máu để giữ hoặc thoát nhiệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến huyết áp, hoặc người đang có sẵn bệnh nên, người đang trong tình trạng cơ thể yếu… sẽ khiến người bệnh dễ bị đột quỵ.
Ngoài ra, khi cơ thể đang nóng bức lỗ chân lông sẽ giãn nở to để thoát nhiệt. Khi bạn tắm đêm sẽ khiến nước dễ ngấm vào cơ thể thông qua lỗ chân lông, khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, và suy giảm hệ miễn dịch. Điều này sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến những người có sức khoẻ tốt, nhưng đối với những đối tượng: Người già, người huyết áp cao, người có sẵn bệnh lý nền, người suy giảm hệ miễn dịch…. Sẽ dẫn đến những bệnh lý khác nhau như nhiễm siêu vi, cảm cúm, viêm phổi và đột quỵ.
Cụ thể nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ khi tắm đêm
1/ Những thói quen khi tắm
Thói quen dội nước lạnh từ đỉnh đầu xuống sẽ làm thay đổi nhiệt độ nhanh và có thể gây ra áp lực vỡ động mạch, mao mạch ở phần đầu. Do đó, cần loại bỏ thói quen này và thay vào đó là dội nước lên chân, tay để giúp cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.
Việc đi vệ sinh trước khi tắm là thói quen của khá nhiều người. Tuy nhiên, ít ai nghĩ đến thói quen này sẽ gây ra tình trạng tăng áp lực lên ổ bụng, gây kích thích các dây thần kinh phế vị cũng như động mạch, khiến hệ tuần hoàn cơ thể trở nên căng thẳng.
2/ Bệnh lý của cơ thể
Như đã nói ở trên, những người có sẵn các bệnh lý về: huyết áp, tiểu đường, tim mạch… nếu thường xuyên tắm đêm sẽ dễ dẫn đến tình trạng đột quỵ hơn người bình thường, do cơ thể họ rất nhạy cảm với sự thay đổi tuần hoàn khi tắm. Do đó, những người có bệnh lý nên cần hết sức lưu ý đến vấn đề thân nhiệt và nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước trong khi tắm.
3/ Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Mùa hè nắng nóng, hay mua đông lạnh chính là thời điểm dễ dẫn đến việc đột quỵ khi tắm đêm. Theo các chuyên gia, nhiệt độ nước thích hợp nhất để tắm là khoảng 24 đến 29 độ C. Khi nhiệt độ môi trường và nhiệt độ cơ thể chệnh lệch trên 5 độ C sẽ xảy ra tình trạng sốc nhiệt, dẫn đến đột quỵ.
Khi tắm vào thời tiết lạnh sẽ dễ gây ra tình trạng xáo trộn nhiệt độ, cơ thể tạo nên phản ứng mạnh và gây ra tình trạng đột quỵ, dù có tắm bằng nước ấm. Còn khi thời tiết nóng cũng không nên tắm dưới vòi nước quá lạnh, vì như vậy sẽ khiến cho động mạch bị co lại, cản trở quá trình vẩn chuyển máu đến tim và não bộ, gây nguy cơ đột quỵ.
4/ Khi cơ thể có cồn
Sau khi uống bia, rượu thì nồng độ cồn trong máu sẽ tăng cao khiến mạch máu giãn nở. Nếu tắm trong tình trạng này sẽ có nguy cơ bị vỡ mạch máu và gây ra đột quỵ. Do đó, cần tránh tắm khi cơ thể đang có nồng độ cồn cao vào bất cứ thời điểm nào, chứ không chỉ riêng vào lúc tối khuya.
5/ Thời gian tắm lâu.
Một điều ít ai biết đó là, thời gian ngâm trong nước càng lâu thì càng dẫn đến tình trạng da bị mất nước. Việc thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng co động mạch và nhịp tim không ổn định. Do đó, dù là khoảng thời gian thư thái nhất nhưng cũng cần hạn chế việc tắm trong thời gian quá lâu, để tránh ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết đột quỵ do tắm đêm
- -Nhức đầu dữ dội.
- -Buồn nôn và nôn.
- -Hoa mắt, chóng mặt, đi không vững.
- -Cơ thể mệt mỏi đột ngột, không còn sức.
- -Tê cứng một bên mặt, miệng lệch.
- -Hoạt động chân tay trở nên khó khăn, tê bì một bên người.
- -Không thể nâng cùng lúc hai tay qua khỏi đầu.
Có thể thấy, dù không phải là nguyên nhân chính nhưng do sự chủ quan và thiếu hiểu biết của chúng ta mà tắm đêm đã trở thành nguy cơ cao dẫn đế việc đột quỵ. Cần loại bỏ những thói quen bất lợi, và cần tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan đến bệnh lý về đột quỵ để phòng tránh cho bản thân, trước tình trạng đột quỵ ngày càng tăng cao như hiện nay.