Nghệ thuật trí tuệ nhân tạo AI là gì? Xin thưa là bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào được tạo ra thông qua việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Trong tiếng Anh, nghệ thuật này được gọi là Artificial Intelligence Art (AI Art), trong đó AI là từ viết tắt của trí tuệ nhân tạo.
[caption id="attachment_2816" align="aligncenter" width="780"]
Nhà đấu giá Christie's ở New York bán thành công bức tranh AI Edmond de Belamy với giá 432.500 USD[/caption]
Hiện nay, có nhiều chương trình tạo tác phẩm nghệ thuật AI khác nhau, bao gồm các ứng dụng dành cho thiết bị di động và máy tính xách tay, chỉ cần có GPU mạnh là có thể hoạt động hiệu quả, ví dụ như chương trình Midjourney, StyleGAN và Stable Diffusion…
Vào tháng 8.2022, nghệ thuật AI chuyển văn bản thành hình ảnh đã giành vị trí quán quân trong một cuộc thi nghệ thuật kỹ thuật số, đáng chú ý nhất là giải thưởng
Nghệ sĩ kỹ thuật số mới trong cuộc thi nghệ thuật thường niên của Hội chợ bang Colorado (Mỹ).
Những phát minh nghệ thuật AI quan trọng đầu tiên
Cuối những năm 1960, nghệ sĩ người Anh Harold Cohen đã phát minh ra hệ thống nghệ thuật AI quan trọng gọi là AARON, có thể dựa trên quy tắc tượng trưng để tạo ra các hình ảnh kỹ thuật. AARON có thể mã hóa hành động vẽ, tạo ra các bản vẽ đen trắng đơn giản. Sau đó Cohen hoàn thành các bức vẽ bằng cách sơn chúng. Miệt mài nghiên cứu để rồi nhiều năm, Cohen đã thiết kế loại AARON có thể vẽ bằng bút vẽ và thuốc nhuộm, đặc biệt là vẽ từ chương trình đã chọn mà không cần sự can thiệp của Cohen.
Đến năm 2014, các nghệ sĩ AI bắt đầu sử dụng Mạng đối nghịch tạo sinh (Enerative adversarial network). Họ dùng một "bộ tạo" để tạo các hình ảnh mới và một "bộ phân biệt" để quyết định những hình ảnh nào đã được tạo thành công. Gần đây, nghệ sĩ AL sử dụng Mạng đối nghịch tạo sinh lượng tử hóa vector và Tiền tạo hình ảnh-ngôn ngữ tương phản (VQGAN+CLIP).
[caption id="attachment_2818" align="aligncenter" width="960"]
Họa sĩ robot Ai-Da tạo ra bức chân dung đầu tiên của Nữ hoàng được vẽ bởi một robot hình người[/caption]
Năm 2015, Google tung ra chương trình DeepDream, sử dụng Mạng thần kinh tích chập (Convolutional neural network) để tìm kiếm và nâng cao các mẫu hình ảnh thông qua thuật toán pareidolia, từ đó tạo ra hình ảnh đã được xử lý. Nhờ DeepDream, một số công ty đã phát hành ứng dụng có thể biến ảnh thành hình ảnh giống nghệ thuật với phong cách của các bộ tranh nổi tiếng. Thế là các họa sĩ bắt đầu lo lắng trước sự cạnh tranh của nghệ thuật trí tuệ nhân tạo.