Sau khi Nhật Bản công bố số lượng trẻ sơ sinh chào đời trong năm 2022 thấp kỷ lục, trong một cuộc phỏng vấn hôm 28-2 ở Tokyo, bà Masako Mori phát biểu “Nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này thì cả đất nước sẽ biến mất”.

Dân số Nhật Bản lao dốc không phanh khiến nước này có nguy cơ bị "xóa sổ" - Ảnh: STRAITS TIMES

Dẫn lời thượng nghị sĩ Masako Mori - một cố vấn của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, báo Straits Times cho biết: "Nếu không thể kìm hãm tốc độ giảm tỉ lệ sinh, Nhật Bản sẽ dần “biến mất”. Vấn đề này dần trở nên nghiêm trọng và vốn đang đe dọa mạng lưới an sinh xã hội và nền kinh tế nước này".

 

Năm ngoái, với 800.000 trẻ sơ sinh chào đời trong khi có khoảng 1,58 triệu người chết, số người tử vong ở Nhật Bản cao gấp đôi số trẻ em được sinh ra. Theo số liệu được ghi nhận, năm 2008 dân số Nhật Bản đã giảm từ mức 128 triệu người xuống còn 124,6 triệu người và tốc độ suy giảm vẫn đang gia tăng qua từng năm. Trái lại, trong năm 2022, tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên đã tăng hơn 29%.

Trước đó, việc tăng gấp đôi chi tiêu cho trẻ em và gia đình trong nỗ lực kiểm soát đà giảm sút của tỉ lệ sinh được tuyên bố bởi ông Kishida - thủ tướng Nhật Bản.

"Dân số Nhật Bản không đơn giản là suy giảm, mà là đang lao dốc một cách trầm trọng. Lao dốc có nghĩa là trẻ em sinh ra sẽ bị quăng vào một xã hội trở nên méo mó, sụt giảm và mất đi khả năng hoạt động", Bà Mori - một nhà lập pháp của Thượng viện Nhật Bản cho biết.

Bên cạnh đó, bà Mori còn cho biết thêm nếu không có bất kỳ biện pháp nào được thực hiện, Lực lượng tân bình tham gia phòng vệ Nhật Bản để bảo vệ đất nước sẽ không còn đủ, hệ thống an sinh xã hội sẽ sụp đổ, sức mạnh kinh tế và công nghiệp sẽ suy giảm. Hiện tại, vì số lượng phụ nữ ở tuổi sinh con đang ngày càng ít đi do đó, công cuộc đảo ngược tình thế sẽ vô cùng khó khăn.

Được biết, để có thể làm chậm đà giảm sút của tỉ lệ sinh và giảm nhẹ mức độ thiệt hại do vấn đề này gây ra, Chính phủ Nhật Bản vẫn đang rất nỗ lực tìm cách giải quyết. Hiện Thủ tướng Kishida vẫn chưa công bố nội dung cụ thể gói chi tiêu ngân sách mới nhằm cải thiện tình trạng suy giảm tỉ lệ sinh, nhưng cho biết gói chi tiêu này sẽ hoàn toàn khác những chính sách trước đó.

Cho đến nay, một số chính sách tăng trợ cấp cho trẻ em, cải thiện lĩnh vực chăm sóc trẻ và thay đổi phong cách làm việc đã được ông Kishida đã đề cập đến. Song, đổ quá nhiều chi phí và tiền bạc cũng chẳng thể đủ để có thể giải quyết vấn đề là ý kiến của một số người dân trong nước. Giữa thời điểm khó khăn này, những nỗ lực của ông Kishida vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Một bài báo từ Hội đồng Chính phủ Nhật Bản nêu rõ, chính phủ cần có những thay đổi toàn diện bao gồm giảm gánh nặng nuôi con cho phụ nữ, cũng như giúp đỡ họ có cơ hội quay trở lại làm việc dễ dàng hơn sau khi sinh con để giải quyết vấn đề.

Thủy Tiên