Ô mai hay còn gọi là xí muội, được xem là món ăn gắn liền với tuổi thơ được nhiều người ưa thích. Ô mai có nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm kiểm soát huyết áp , bảo vệ chức năng gan, thiếu máu, tăng cường sức khỏe xương khớp, sức khỏe của mắt và làn da chết. Dầu của quả mơ có thể chiết xuất làm mặt nạ hỗ trợ tẩy da chết.
Cây ô mai có đặc điểm như thế nào?
Cây mai còn gọi là cây mơ, tên khoa học là Prunus armeniaca L. Cây cao khoảng 5-6m, lá cây có hình tròn hoặc hình tim, có mũi nhọn ngắn ở đầu, mép lá có răng cưa. Cây ra hoa vào đầu mùa xuân, hoa trắng 5 cánh, quả chín vào tháng 3 - 4, bề mặt có lông ngắn mượt. Quả ô mai sẽ có màu lục hoặc màu vàng, có mùi thơm dễ chịu, thịt quả nhiều và mềm.
Chuyên gia cho biết cây ô mai có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong thịt quả cây ô mai có chứa các axit hữu cơ (axit citric, axit tartric), caroten, vitamin C, vitamin B15, tanin, lycopen, pectin, peroxydase, urease, caroten... có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa oxy trong tế bào, làm cho tế bào chóng hồi phục, chậm lão hóa.
Theo y học cổ truyền, ô mai có vị chua, hơi chát, tính ấm, không độc, có công dụng giải nhiệt, phòng chống được cảm nắng, cảm nóng. Từ quả mơ, có thể chế biến thành ô mai có tác dụng giảm ho, diệt trừ giun đũa hoặc chữa đau bụng do giun đũa, Tiêu chảy, lỵ lâu ngày; chống ung thư cổ tử cung; ức chế vi khuẩn gây bệnh; hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Cách chế biến ô mai
Bước 1: Quả mơ chín vàng được rửa sạch, để ráo, đem phơi trong mát cho đến khi quả héo.
Bước 2 - Ngâm mơ với muối, theo tỉ lệ 1kg mơ/250g muối. Sau đó vớt ra, tiếp tục phơi trong mát đến khi da quả mơ nhăn lại, rồi tiếp tục đem ra phơi, thực hiện như vậy đến khi chuyển sang tím đen
Bước 3: Bảo quản ở nơi mát, kín gió
Ô mai tính bình, vị chua, chát, có công hiệu liễm phế xát tràng, sinh tân giảm khát, tẩy giun, chữa lỵ; chủ trị các bệnh phế hư, ho lâu ngày, kiết lỵ, hư nhiệt tiêu khát, giun quấy, buồn nôn, đau bụng, giun chui ống mật...
Các bài thuốc từ quả ô mai
Cao ô mai
Thành phần: Ô mai 2500g, sắc bỏ hạt, cô thành cao 500g. Mỗi lần uống 9g pha thêm đường, hoà tan trong nước sôi, hoặc cứ thế nuốt uống, ngày 3 lần.
Tác dụng: Dùng cho người bị bệnh ngứa bong vẩy khuỷu tay và đầu gối.
Trà ô mai
- Trà ô mai gừng tươi: Cùi ô mai 30g, chè xanh 5g, gừng tươi 10g. Cùi ô mai cắt nát, gừng tươi rửa sạch thái sợi cùng với chè xanh hãm với nước sôi trong bình kín khoảng nửa giờ, thêm đường, uống nóng, ngày 3 lần. Dùng cho người bị lỵ trực khuẩn và lị a-mip.
- Trà ô mai đường: Ô mai 5 hạt, đường vừa đủ. Hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà; dùng cho người sau khi bay sởi, ra nhiều mồ hôi.
- Trà ô mai muối: Ô mai 50g. Hãm nước sôi, uống nhiều lần thay trà; dùng cho người mắc bệnh tiểu đường.
Cháo ô mai
- Cháo ô mai gạo lứt: Ô mai 20g, gạo lức 100g, đường phèn vừa đủ. Ô mai sắc lấy nước đặc, cho gạo lức vào nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào quấy đều, đun thêm 1 lát là được.
Tác dụng: Dùng cho người bị ho mạn tính, tiêu chảy, bệnh đường tiết niệu, hư nhiệt phiền khát, mùa hè khô miệng háo nước.
- Cháo ô mai gạo lứt bách hợp: Ô mai 20g, gạo lức 100g, bách hợp 20g, đường phèn vừa đủ. Ô mai sắc 2 nước, trộn lẫn, bỏ bã, cô lại còn 600ml. Gạo lức vo đãi sạch, cùng nước thuốc và bách hợp, có thể cho thêm nước, đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa cho gạo nở bung ra, cho đường phèn vào đun thêm 1 lát nữa là được.
Tác dụng: Dùng cho người bị ho lâu ngày, ho có đờm, ho ra máu.
Một số lưu ý khi sử dụng ô mai để điều trị bệnh
Ô mai đa phần không có tác dụng phụ, tuy nhiên nếu có những người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong ô mai thì không nên sử dụng.
Người bị sốt rét hoặc tiêu chảy giai đoạn đầu không được sử dụng ô mai để điều trị bệnh.
Bệnh nhân hen suyễn nên thận trọng vì có thể làm khơi dậy các cơn hen.
Nếu sử dụng quá nhiều ô mai có thể dẫn đến tổn thương răng.
Cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn.