Người Việt Nam ngoài niềm tự hào về lịch sử dân tộc hào hùng, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hoá lâu đời… thì chúng ta còn có thể hãnh diện với cả thế giới về những phát minh khoa học có ý nghĩa to lớn đối với nhân loại, của người Việt khắp năm Châu. Hãy cùng điểm qua những phát minh đầy tự hào ấy.
1.Máy ATM
Nếu Luther George Simjian là người đầu tiên thiết kế và hoàn thành máy rút tiền đầu tiên trên thế giới vào năm 1939 tại New York, John Shephrd-Barron là người cho ra đời máy rút tiền điện tử đầu tiên (Anh) vào năm 1967, thì ông Đỗ Đức Cường là người đã hoàn thiện cơ bản cấu trúc cốt lõi và mở rộng hệ thống ATM ra thị trường như hiện nay.
Ngoài việc tạo ra một bước tiến lớn trong lĩnh vực ngân hàng, thì ông còn góp phần đưa quy luật giao dịch tiền tệ của nhân loại, vào một quỹ đạo khác với sự nhanh chóng và thuận tiện hơn. Động lực để cha đẻ của máy ATM, tạo ra đứa con của mình chính là sau lần ông phải đạp xe 2000km để đưa tiền viện phí cứu mẹ, nhưng vẫn không kịp. Do vậy, ông đa quyết tâm phát minh ra máy ATM để giúp chuyển tiền qua lại, có thể diễn ra nhanh chóng hơn.
Ông Đỗ Đức Cường còn là tác giả của 50 bằng sáng chế, với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng Citibank – Hoa Kỳ, ở vị trí chuyên viên cao cấp.
2. Xe bọc thép
Ông Trần Quốc Hải là người Việt Nam tự chế tạo ra máy bay và xe bọc thép, mặc dù không được đào tạo chuyên môn hay bằng cấp chính quy về những lĩnh vực công nghệ cao, cũng như không có sự hỗ trợ của đội ngũ thợ chuyên nghiệp, lành nghề. Nhờ sự sáng tạo và cải tiến của mình, ông cùng con trai đã tạo nên xe bọc thép, từ những chiếc xe tưởng chừng như đã thành sắt vụn, khiến cả thế giới phải khâm phục. Điều này cũng giúp ông vinh dự được đích thân Quốc Vương, và Thủ tướng Campuchia trao tặng bằng khen cùng huân chương Đại tướng quân.
3. Xe lăn điều khiển bằng ý nghĩ
Đây được xem là một phát minh mang tính đột phá của Giáo sư – Tiến sĩ Hùng Nguyễn Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật và Công nghệ Thông tin của Đại học Sydney (UTS, Australia). Nó được xếp hạng 3 trong số 100 phát minh hàng đầu tại Úc năm 2011, do tạp chí sáng tạo kinh doanh Australian Anthill bầu chọn. Chiếc xe lăn này được điều khiển bằng ý nghĩ, nó có thể tự vận hành bằng chính não bộ của robot.
Xe có thể tránh những chướng ngại vật trên đường di chuyển, mà nó “nhìn thấy” từ các camera được gắn trên xe. Ông Hùng tin rằng phát minh của mình có thể mang đến cho người khyết tật một cuộc sống thuận tiện hơn, khi chỉ cần bằng những hành dộng đơn giản như lắc đầu, thông qua ánh mắt hoặc thậm chí những suy nghĩ của người dùng thì đã có thể điều khiển chiếc xe một cách thuận tiện.
4. Thuỷ tinh thể thay thế mắt cho người già
Đây là phương pháp giúp cho những người bị bệnh về mắt, không cần phải đeo kính mà vẫn nhìn thấy được. Phát minh này do Dr. Randal Pham - bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, Chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ gốc Việt chế tạo nhằm điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kính đa tròng. Đây được xem là phát minh lần đầu tiên có trong lịch sử nền y học về mắt của Mỹ và thế giới.
5. Công nghệ nano giúp làm sạch nước
Năm 2011, Thạc sĩ Nguyễn Thành Đông và kỹ sư Hoàng Diệu Hưng đã vượt qua hơn một trăm đối thủ, dành chiến thắng trong cuộc thi giải pháp thông minh cho môi trường. Hai nhà tri thức trẻ đã phát minh ra một phương pháp mới, sử dụng công nghệ nano để loại bỏ arsen ra khỏi nước đang bị nhiễm độc.
Hơn nữa, phương pháp của họ còn có chi phí tiết kiệm hơn những phương pháp đang được sử dụng ở thời điểm bấy giờ, nên được đánh giá rất cao. Pháp minh của họ không chỉ được sử dụng rộng rãi ở những nước EU, mà còn lan rộng ra toàn thế giới. Nó đã được cấp bằng sáng chế và ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp.
6. Tạo tế bào gốc từ màng cuống rốn
Từ sợi dây rốn của trẻ sơ sinh, Tiến sĩ Phạm Toàn Thắng đã tạo ra một công nghệ khiến cả thế giới phải nghiêng mình thán phục, đó là: sản xuất tế bào gốc. Công dụng của nó chính là để chữa lành những vết thương do bỏng, lở loét do bệnh tiểu đường hoặc phóng xạ, đồng thời nó cũng được ứng dụng trong công nghệ chăm sóc sắc đẹp. Ra đời từ rất lâu, cùng với kỹ thuật nuôi cấy không quá phức tạp và tốn kém, nên hiện nay ứng dụng này đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới.