Sau đại dịch Covid 19, thị trường lao động Việt Nam ở những tháng đầu năm 2022 đã có nhiều chuyển biến khả quan và từng bước phục hồi . Tín hiệu thị trường lao động đang dần ổn định thì doanh nghiệp và người lao động lại tiếp tục gặp nhiều vấn đề khó khăn trong những tháng cuối năm, cận kề Tết.

Tình hình thị trường lao động trong những tháng đầu năm 2022 Khi dịch bệnh qua đi nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh tình hình sản xuất trở lại, tuy nhiên lúc này người lao động vẫn chưa muốn quay lại làm việc. 12% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc lên tới 30% – 40%. Gần 41% doanh nghiệp có tỷ lệ nhân viên chủ động nghỉ việc là 10% – 20%. Tình trạng thiếu hụt lao động diễn ra trong thời gian ngắn vào đầu năm, sau đó số lao động có việc làm cũng tăng trở lại cùng với xu hướng phục hồi kinh tế của đất nước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 9 tháng năm 2022 là 50,5 triệu người (tăng 1,5 triệu người). Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành trở lại chiều hướng tích cực. Lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm nhưng khu vực công nghiệp và xây dựng lại tăng thêm gần 727 nghìn người, với gần 17 triệu người, chiếm 33,4%. Khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số có việc làm với tỷ trọng 39%. Thu nhập của người lao động được cải thiện; số lượng, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm đều giảm. [caption id="attachment_3825" align="aligncenter" width="750"] Trong những tháng đầu năm 2022 người lao động làm việc gia tăng sau một khoảng thời gian nghỉ dịch Covid [/caption] Ông Nông Văn Dũng, Phó giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Đồng Nai cho biết cán bộ Sở thậm chí còn đi Tây Nguyên, miền Tây để vận động người lao động. Lúc đó, hàng loạt nhà máy của tỉnh cần khoảng 60.000 công nhân. Việc mở rộng sản xuất cũng được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh khi “máy móc, dây chuyền được lắp đặt xong xuôi, chỉ chờ sản xuất”. Ông Phí Ngọc Trịnh, Tổng giám đốc Công ty May Hồ Gươm, đánh giá giai đoạn đầu năm 2022 các doanh nghiệp trong ngành dệt may – nơi tạo ra 3 triệu việc làm – rất “rực rỡ” với đơn hàng tới tấp, thậm chí các nhà máy được lựa chọn đơn hàng. Nhưng đến những tháng cuối năm 2022 lại có một sự đảo ngược so với đầu năm. Với tình hình đầu năm 2022 các doanh nghiệp cần nhiều người lao động tới làm việc để gia tăng tình hình sản xuất và kịp làm những đơn hàng còn ứ đọng trong suốt thời gian dịch bệnh Covid, thì những tháng cuối năm thị trường lại thừa công nhân nhưng không đủ đơn hàng để làm. Tình hình thị trường lao động trong những tháng cuối năm 2022 Từ tháng 9 đến nay, bên cạnh các doanh nghiệp tiếp tục sản xuất, kinh doanh tốt,  tuyển dụng thêm lao động, thì có nhiều doanh nghiệp ở các ngành nghề, địa phương, đặc biệt là ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ, điện tử gặp khó khăn, bị thiếu, cắt giảm đơn hàng, dẫn đến hàng trăm ngàn người lao động bị cắt giảm giờ làm, mất việc làm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động và gia đình họ. Theo Ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: “Theo tổng hợp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại các doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở, từ tháng 9/2022 cho đến hết ngày 10/12/2022 đã có 1.242 doanh nghiệp (tại 44 tỉnh, thành phố) gặp khó khăn, bị cắt giảm đơn hàng nên phải giảm giờ làm của 482.120 người lao động. Trong đó giảm giờ làm hoặc đang ngừng việc có hưởng lương là 433.908 người, chiếm 90% tổng số người bị ảnh hưởng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 6.570 người, chiếm 1,36%, chấm dứt hợp đồng lao động với 41.642 người, chiếm 8,64% tổng số người bị ảnh hưởng”. [caption id="attachment_3826" align="aligncenter" width="1200"] Việc thiếu đơn hàng vào dịp cuối năm khiến thị trường lao động suy giảm[/caption] Tình trạng doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, người lao động bị mất việc làm hoặc giảm việc làm đã để lại hệ lụy rất lớn, nhất là vào thời điểm cận kề Tết dương lịch và Tết Nguyên đán đến gần. Ngành may mặc là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi đơn hàng cuối năm của nhiều doanh nghiệp bị cắt giảm từ 15% đến 50%, đồng nghĩa ảnh hưởng tới việc làm của hàng triệu người lao động. Theo chuyên gia kinh tế Phùng Đức Tùng cho rằng suy giảm kinh tế toàn cầu đã khiến cho đơn hàng sụt giảm chỉ là một khía cạnh tác động lên thị trường lao động: “Việc kiểm soát lạm phát và tỷ giá hiện nay chưa thỏa đáng. Trong khi niềm tin vào thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang khủng hoảng việc khống chế room tín dụng, siết trái phiếu, tăng lãi suất khiến doanh nghiệp khó đủ khả năng giữ được việc làm.” Năm 2022, lạm phát tăng cao tại hàng loạt quốc gia khiến chi tiêu tiêu dùng bị cắt giảm. Từ đó đã tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam, sự tác động của giá năng lượng và lương thực thực phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất.

Huyền Trân