Là ngôi chùa cổ, chùa Âu Lạc (TP Vinh, Nghệ An) lâu nay được người dân, phật tử trong ngoài tỉnh biết đến với những trầm tích giá trị lịch sử lớn, sự huyền bí linh thiêng, đặc biệt, ngôi chùa ngoài thờ phật, thờ thần, còn có ban thờ dành riêng để tưởng nhớ 511 liệt sỹ là nhà báo, phóng viên đã anh dũng hi sinh trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
|
Chùa Âu Lạc còn có tên gọi là Âu Lạc Cổ Tự hay chùa Da. Chùa tọa lạc ở làng Lộc Đa trước đây, nay là xóm Hòa Tiến, xã Hưng Lộc, TP Vinh. Chùa được xây dựng vào thời vua Thành Thái (1889 - 1907). Tên cũ là chùa Âu Lạc nhưng do ở cạnh cây Da cổ thụ, bên một giếng cổ, nên Nhân dân gọi nôm là chùa Da. |
|
Giếng cổ còn lưu giữ, chính thức được phục dựng từ những năm 1939... |
|
Nằm trên khuôn viên diện tích 10.000m2, chùa Âu Lạc từng có 3 gian làm bằng gỗ lim, lợp ngói âm dương. Năm 1964, chùa bị tháo dỡ, các tượng Phật, đồ tế khí đều bị thất lạc, chứng tích còn lại là giếng nước và nền móng của ngôi chùa cổ... Sau này được Nhân dân tín ngưỡng, trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu, lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử lớn, chùa dần được phục dựng. |
|
Ngôi chùa cổ, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sử này hiện nay đã được tôn tạo hết sức bài bản, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của bà con Nhân dân, phật tử, trở thành điểm đến tham quan, vãn cảnh lý tưởng của du khách thập phương. |
|
Dịp đầu xuân mới Quý Mão, rất đông bà con Nhân dân, phật tử khắp mọi nơi về đây cầu an, cầu may, vãn cảnh, thưởng thức phong cảnh thanh tịnh. |
|
Đến với chùa Âu Lạc dịp đầu xuân mới này, du khách, phật tử không chỉ được cảm nhận sự thanh tịnh, linh thiêng vốn có của chùa, mà còn cảm thấy không khí Tết cổ truyền ấm cúng, đa màu sắc, thỏa sức vãn cảnh chùa và lưu lại những kỉ niệm đẹp bằng những bức ảnh... |
|
Trải qua bao thăng trầm biến cố của lịch sử, chùa Âu Lạc bị xuống cấp và hư hỏng, có lúc chỉ còn lại là dấu tích. Đến năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4927/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 cho phép khôi phục, tôn tạo chùa Âu Lạc (chùa Da). Kể từ đó đến nay, dưới sự dẫn dắt, tu học của Đại đức trụ trì Thích Đồng Tuệ, chùa đi vào hoạt động ổn định, là nơi để nhiều du khách thập phương và Nhân dân trong vùng đến vãn cảnh, chiêm bái. |
|
Nơi gốc tích còn lưu giữ này từ xa xưa, hiện nơi đây đã được phục dựng bài bản, mang giá trị văn hóa, lịch sử lớn. |
|
Không chỉ được biết đến với giá trị văn hóa, lịch sử, ngôi chùa này còn là nơi duy nhất có ban thờ, thờ tự 511 liệt sỹ là phóng viên, nhà báo của các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. |
|
Nhà báo Văn Hiền, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Nghệ An, là người tâm huyết, dày công với 15 năm sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu về thông tin các liệt sỹ là phóng viên, nhà báo của cả nước hy sinh trên các chiến trường, phát tâm, tâm nguyện đưa về thờ tự các liệt sỹ ở chùa. |
|
Nơi thờ các liệt sỹ, còn trưng bày nhiều kỷ vật thiêng liêng của các phóng viên, nhà báo như bút, máy ảnh, mũ… Trong đó có 1 chiếc bút Kim Tinh của một phóng viên hy sinh năm 1963 để lại; 1 chiếc máy ảnh của một nhà báo trước lúc hy sinh gửi lại đồng đội cất giữ. |
|
Hình ảnh các anh hùng liệt sỹ được thờ phụng tại chùa Âu Lạc. Trong 511 liệt sỹ là nhà báo, phóng viên trong cả nước được thờ phụng tại chùa chỉ có 15 liệt sỹ được tìm thấy phần mộ... |
|
Những kỷ vật thiêng liêng, giá trị được nhà chùa lưu giữ rất trân trọng... |
|
Bức tượng Quan âm thiên tổ thiên nhãn nghìn tay nghìn mắt bằng gỗ Long Não khá lớn, tỏa hương thơm đặc biệt, đây chính là nơi chùa cổ khởi sinh. |
|
|
Đại đức Thích Đồng Tuệ, trụ trì chùa Âu Lạc là người gắn bó với chùa từ khi phục dựng, tất cả những họa tiết trên chùa cổ, chuông chùa đều có hình chim hạc, thể hiện giá trị văn hóa, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. |