Hàng dài người nối đuôi nhau nhận bánh mì và quần áo cũ bên ngoài các nhà thờ và trạm cứu trợ ở thị trấn Borodyanka, vùng thủ đô Kiev.
Người dân Ukraine cho biết: "Xung đột khiến đất nước chúng tôi rơi vào cảnh nghèo túng nhưng điều này lại khiến toàn dân đoàn kết hơn trong việc nỗ lực cùng nhau vượt qua khó khăn".
Để minh chứng cho câu nói trên, nhiều nhà hàng ở Kiev đã thay nhau cung cấp bữa ăn miễn phí cho nhóm người cao tuổi - những đối tượng đã bị lạm phát nuốt chửng những đồng lương hưu ít ỏi của mình. Ngoài ra, đồ chơi cho trẻ em, thuốc men, sách và thậm chí cả đồ lót cũng được một nhóm trên Telegram cung cấp miễn phí cho những gia đình phải rời bỏ quê hương vì khủng hoảng.
Theo Ngân hàng Thế giới, số người nghèo đói tại Ukraine đã bị chiến sự đã đẩy lên gần bằng 1/4 dân số. Kể từ khi tách khỏi Liên Xô năm 1991, đây được xem là khó khăn kinh tế nghiêm trọng nhất mà nước này phải trải qua.
Liên Hợp Quốc cho biết 1/5 dân số Ukraine hiện phải phụ thuộc vào viện trợ nhân đạo, với 44% hộ gia đình nói rằng họ không có đủ tiền để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu. 1/3 trong dân số 44 triệu người của Ukraine đã phải sơ tán bên trong đất nước hoặc ra nước ngoài. Khoảng 2,4 triệu người lâm vào cảnh mất việc làm.
Để giúp Ukraine giữ vững nền kinh tế vốn đã suy giảm 30% vào năm ngoái, hàng tỷ USD vẫn được viện trợ từ các đồng minh phương Tây. Người dân địa phương cũng đang nỗ lực vượt qua nghịch cảnh cùng nhau.
Một nhà thờ Tin lành ở thị trấn Irpin, gần thủ đô Kiev được các tình nguyện viên đã biến thành trung tâm cung cấp viện trợ cho những người yếu thế.
Một bếp dã chiến trong khuôn viên nhà thờ đã phục vụ 100 bữa trưa miễn phí mỗi ngày. Một phòng khám nha khoa di động miễn phí cho các thủ thuật cơ bản như hàn răng, loại rẻ nhất có giá khoảng 27 USD phục vụ cho những người về hưu không còn đủ khả năng chi trả.
Nhiều người dân Ukraine cho hay dù mất đi tài sản và thu nhập, họ vẫn cảm nhận được tinh thần đoàn kết và cảm giác phụng sự xã hội khi vận động cộng đồng đối phó với những hệ lụy từ cuộc xung đột.
Bên cạnh đó, niềm tin vào tương lai của người Ukraine đã tăng lên khi một cuộc thăm dò công bố hồi tháng hai cho thấy ngay cả khi 2/3 số người được hỏi cho biết họ trở nên nghèo hơn vì xung đột. 80% số người tham gia khảo sát nói đất nước đang đi đúng hướng.
Nhận ra cuộc sống trước đây gần như không còn lại gì, khi gia đình cô Udovenko trở về quê hương ở ngoại ô thủ đô Kiev vào năm ngoái. Tại khu chung cư nơi họ sống ở Borodyanka, thiêu rụi căn hộ của họ, đồ đạc trong nhà cũng bị lấy mất sau khi bị một tên lửa đã bắn xuyên qua. Thay vì để cho sự đau đớn nhấn chìm, họ vẫn gắng gượng bằng cách thuê một căn hộ nhỏ rồi gom tiền phát triển công việc kinh doanh bằng cách bán đi chiếc ôtô để mở một quán cà phê, bánh ngọt gần quảng trường chính của thị trấn.
Bên cạnh tòa nhà trống rỗng và đổ nát, với phần giữa bị phá hủy bởi tên lửa, một quán ăn nằm ở tầng trệt khu chung cư cũ được khai trương bởi cô gái có tên Udovenko. Rất đông người dân xếp hàng mua cà phê và bánh ngọt ngay bên ngoài lối vào.
Udovenko cho biết cô đã thức gần như cả đêm để chuẩn bị khai trương quán, còn chồng thì đảm nhận việc pha chế sau quầy trong khi mẹ cô sẽ giúp việc bếp núc. Ngoài ra, hai dòng thơ được cô viết ngay trên tường nhằm khích lệ khách hàng cũng như chính bản thân mình: "Ukraine bất khả chiến bại. Người Ukraine rất kiên cường".
Quán của Udovenko vẫn cố gắng giữ giá thấp nhất có thể mặc dù chi phí tăng vọt nhưng vì cô chủ biết rằng chính cô và các khách hàng đều không có nhiều tiền. Thế nhưng, Udovenko không hề phàn nàn bất cứ chuyện gì về điều này. Trái lại, cô còn cảm thấy may mắn vì những mất mát mà bản thân phải chịu không thể sánh được với những người đã bị mất gia đình, bạn bè trong chiến sự.
"Biết đâu mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau 10 năm nữa? Cuộc sống cứ thế trôi qua. Chúng ta nên sống cho hiện tại" - Anna Udovenko, 35 tuổi, nói.
Khách hàng của cô cũng có niềm lạc quan tương tự. Tại một bàn, Lyudmyla Shymko, 40 tuổi, thảo luận kế hoạch cho mùa hè với chị gái và người bạn. Vì không còn đủ khả năng du lịch nước ngoài, họ đùa rằng sẽ xịt nước cho nhau để tắm mát.
"Trong năm qua, vì lương của cả hai vợ chồng đều giảm trong khi giá cả tăng cao nên nên mức sống gia đình chúng tôi đã giảm một nửa. Thậm chí, tôi phải bỏ qua hầu hết mọi nhu cầu cá nhân chỉ mua quần áo mới cho con gái. Tệ hơn nữa, chúng tôi không còn đủ khả năng chi 20 USD để đến bể bơi địa phương. Tuy nhiên, gia đình tôi vẫn sẽ tìm cách quyên góp cho lực lượng vũ trang Ukraine." - Shymko, giáo viên dạy tiếng Ukraine, cho hay.
Một nhà thờ Tin lành đã hai lần cung cấp thực phẩm cho các giáo viên tại trường của mình, nhưng Shymko đều từ chối những lời đề nghị hỗ trợ bữa ăn hoặc quần áo miễn phí. "Có những người cần chúng hơn tôi" - cô nói.
Chia sẻ với phóng viên - Ivan Karaulov (35 tuổi) cho biết trước khi xung đột bùng phát để có chi phí mở quán bar ở thành phố miền nam Berdyansk, anh đã vay ngân hàng khoảng 13.500 USD. Song, lực lượng Nga tràn vào thành phố cảng ven biển Azov vào nhiều tháng sau đó khiến anh và những người khác mất trắng khoản đầu tư và phải rời đi.
Vào mùa hè năm ngoái, sau khi chuyển đến Kiev, anh quyết định mở một quán bar mới và thuê những người làm công đến từ Berdyansk. Khoảng thời gian đầu kinh doanh, do gặp phải các cuộc tấn công tên lửa khiến khách hàng không thể ra khỏi nhà, anh gặp phải vấn đề nghiêm trọng đối với việc trả lương nhân viên. Song, khi người dân thủ đô thích nghi với thực tế mới và các hệ thống phòng không do phương Tây viện trợ, công việc kinh doanh dần dần khởi sắc do sự an toàn của thành phố đã được bảo vệ tốt hơn.
HIện nay, Karaulov đang nộp đơn xin một khoản trợ cấp chính phủ trị giá 6.700 USD để phát triển công việc kinh doanh, dù vẫn phải trả nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, mua thiết bị và thuê thêm hai nhân viên là mục đích chi trả mà anh muốn sử dụng đối với số tiền này. "Xung đột đã chỉ ra rằng tiền không có ý nghĩa gì. Con người mới là tất cả", anh nói.