Trả lời các phóng viên ngày 28-2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định việc đàm phán giữa 2 phe sẽ được thiết lập nếu như Ukraine chấp nhận quyền kiểm soát của Matxcơva với bốn khu vực đã sáp nhập vào Nga. Bởi lẻ, theo như những tuyên bố trước đây, các khu vực sáp nhập tại Ukraine sẽ mãi mãi là lãnh thổ Nga.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: AFP
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov - Ảnh: AFP

Nga "không thỏa hiệp" về các vùng sáp nhập ở Ukraine

Trong nhiều ngày gần đây, câu chuyện về Nga - Ukraine sẽ có cuộc đàm phán hòa bình đã trở thành tâm điểm của dư luận quốc tế. Tuyên bố mới nhất vào cuối tháng 2 từ Điện Kremlin đã hé mở cánh cửa đàm phán để chấm dứt xung đột ở Ukraine. Tuy nhiên, "những thực tế về lãnh thổ" luôn được Matxcơva cho rằng đây là vấn đề không thể bị ngó lơ.

"Lãnh thổ" ông Peskov nhắc tới là bốn khu vực Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Hồi tháng 9-2022, Nga đã tuyên bố sáp nhập bốn khu vực này. Nga xem đó là kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân, còn Ukraine và phương Tây phản đối.

"Có một số thực tế nhất định vốn đã thành chuyện nội bộ. Ý tôi là các vùng lãnh thổ mới. Hiến pháp Liên bang Nga đang ở đó và không thể bị bỏ qua. Nga sẽ không bao giờ có thể thỏa hiệp về chuyện này. Đây là những thực tế quan trọng", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Peskov nói ngày 28-2.

Trước đây, Nga đã khẳng định các vùng sáp nhập mãi mãi thuộc về Nga. Theo ông Peskov, hiện nay Nga sẵn lòng đàm phán nếu Ukraine chấp nhận sự kiểm soát của Matxcơva với các vùng trên.

"Với tình hình thuận lợi và thái độ phù hợp từ người Ukraine, điều này có thể được giải quyết trên bàn đàm phán. Nhưng điểm chủ yếu là đạt được mục tiêu của chúng tôi", người phát ngôn Điện Kremlin nói thêm.

Nga ca ngợi "quan điểm cân bằng" của các nước Ả Rập

Nguyên nhân chính khiến cho buổi hòa đàm Ukraine trở nên khó khăn là vì cả hai phe không chấp nhận từ bỏ các khu vực sáp nhập. Đứng ở phía đối lập, bản thân Ukraine cũng nhiều lần kiên quyết sẽ không "từ bỏ một tấc đất nào" trên lãnh thổ của mình, bao gồm cả bán đảo Crimea đã sáp nhập vào Nga năm 2014.

Trong một năm diễn ra chiến sự giữa hai nước. Nga đã không ít lần tố cáo phương Tây đang đứng sau cuộc xung đột tại Ukraine. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ và nhiều nước phương Tây vẫn công khai phản đối "chiến dịch quân sự đặc biệt". Do đó, việc tuyên bố 4 vùng sáp nhập là của Nga cũng không được công nhận.

Trong diễn biến liên quan, các nước Ả Rập được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ca ngợi vì lập trường "cân bằng".

"Quan hệ với các nước Trung Đông và Bắc Phi là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga" - quan điểm của ông Lavrov trong buổi phát biểu ngày 28-2.

Theo nguồn tin từ TASS, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh "các nước này vẫn có quan điểm cân bằng về tình hình Ukraine, bất kể gặp áp lực lớn từ phương Tây".

Thủy Tiên