Cơ thể con người được ví như một bộ máy, trong đó mỗi cơ quan trong cơ thể đều có chức năng riêng và khung giờ nhất định để hoạt động hết công suất, cũng như khung giờ để nghỉ ngơi. Những thói quen không điều độ, đi lệch quỹ đạo hoạt động của vòng năng lượng tuần hoàn đều có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm, những căn bệnh không mong muốn cho cơ thể. Trong đó, nghiêm trọng nhất là thói quen thức khuya trong thời gian dài.
Ban đêm chính là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và cân bằng những yếu tố trong cơ thể. Do vậy, dù vì bất cứ lý do nào đó mà chúng ta thường xuyên thức đêm, thức khuya, dẫn đến tình trạng ngủ không đủ giấc, thì đều có thể gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khoẻ. Trong đó, có thể kể đến những tình trạng như:
Đau đầu, suy giảm trí nhớ
Theo nghiên cứu và thống kê những người có thói quen thức khuya thường dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường, được ngủ đúng giờ và đủ giấc. Vì buổi tối là thời gian để não bộ được nghỉ ngơi, đồng thời lưu trữ những sự việc, hoạt động diễn ra trong ngày. Khi não không được nghỉ ngơi, cũng như không có thời gian ghi nhận lại, sẽ khiến lượng thông tin mà não tiếp nhận được bị suy giảm đáng kể.
Không những vậy, việc thức khuya thường xuyên, thiếu ngủ trong thời giàn dài sẽ khiến bạn mắc phải tình trạng mệt mỏi, đau đầu vào ngày hôm sau. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến những vấn đề về rối loạn thần kinh, căng thẳng, lo âu, mất sự tập trung, dễ cáu gắt…
Trình trạng rối loạn nội tiết
Buổi tối khi cơ thể chìm vào giấc ngủ để nghỉ ngơi, đồng thời cũng là lúc bài tiết ra lượng hormone cân bằng giúp cơ thể tránh được tình trạng rối loạn nội tiết. Do vậy, những người thường xuyên thức khuya, làm việc về đêm, ngủ không đủ giấc, có thể làm cho lượng hormone trong cơ thể bị thiếu hụt, mất đi sự cân bằng nội tiết tố. Điều này cực kỳ nghiêm trọng đối với phái nữ, vì có thể dễ gặp phải những vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, tăng khả năng mắc các chứng bệnh về u xơ tử cung.
Suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng
Tác hại nguy hiểm nhất của việc thức khuya đối với cơ thể đó chính là việc làm suy giảm hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Nói một cách đơn giản, dù bạn có ăn uống đủ chất đến đâu, tập luyện nhiều như thế nào, nhưng cơ thể không được nghỉ ngơi đúng và đủ thì vẫn không thể khoẻ mạnh được như mong muốn.
Nguyên nhân chính là do cơ thể không tiết đủ lượng hormone cần thiết cho khả năng miễn dịch (thường diễn ra vào khoảng từ 12h khuya đến 4 giờ sáng), đồng thời cơ thể cũng dễ rơi vào tình trạng thiếu sức sống, thiếu năng lượng hoạt động, mệt mỏi thường xuyên.
Cũng vì lý do đó, mà người thức khuya thường xuyên sẽ dễ mắc những bệnh do vi rút, vi sinh vật gây nên như cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, dị ứng, ho…
Suy giảm thị lực
Sau cả ngày làm việc thì ban đêm là lúc mắt cần được nghỉ ngơi, khi chúng ta còn thức đồng nghĩa với việc buộc mắt phải hoạt động liên tục, kết hợp với việc điều kiện ánh sáng không đủ, lâu dần thị lực của mắt sẽ giảm đi đáng kể. Cụ thể hơn:
- - Khi bạn thức khuya để làm việc, tiếp xúc với những thiết bị điện tử như điện thoại, màn hình máy tính, … mắt phải chịu tác động liên tục từ ánh sáng xanh, bản chất đây là một loại ánh sáng có năng lượng lớn, có khả năng đâm xuyên qua những lớp lọc ánh sáng tự nhiên của nhãn cầu đến tận đáy mắt và gây tổn hại đến võng mạc. Những tổn thương này sẽ tích luỹ theo thời gian lâu dần, dẫn đến tình trạng tổn thương vĩnh viễn cho mắt, gây ra những bệnh lý về mắt, dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực một cách nhanh chóng. Một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất, mà ánh sáng xanh là nguyên nhân chính thúc đẩy bệnh phát triển sớm, đó là thoái hoá điểm vàng, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù loà.
- - Hoạt động trong thời gian dài, cộng thêm điều kiện ánh sáng không đủ, khiến mắt buộc phải điều tiết nhiều chất lỏng bôi trơn, là nguyên nhân dẫn đến việc mắt bị khô và mỏi.
Tác động xấu đến hệ tiêu hoá
Ban đêm, trong khi ngủ là khoảng thời gian các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và phục hồi. Việc thức khuya làm cho các tế bào không được nghỉ ngơi, phục hồi dẫn đến tình trạng dần suy yếu. Hơn nữa, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày, do dịch dạ dày (hay còn gọi là axit tiêu hoá) tiết ra nhiều khi bạn thức, nó cũng có thể khiến cho bệnh tình trầm trọng hơn, nếu như đã không may mắc phải.
Ảnh hưởng đến làn da
Thức đêm nhiều => da chắc chắn xấu, đó là do da của bạn không có thời gian để được tái tạo và phục hồi. Quá trình lão hoá cũng sẽ diễn ra nhanh hơn, khi bạn ngủ quá khuya, ngủ không đủ giấc.
Dù có tốn công sức, tiền của vào việc dưỡng da bao nhiêu đi nữa nhưng nếu bạn kéo dài tình trạng thức khuya thì vẫn sẽ khiến gia lâm vào tình trạng: xỉn màu, khô ráp, nhiều mụn, sạm da, … và xuất hiện nhiều nếp nhăn.
Tăng cân mất kiểm soát
Thức khuya hại sức khoẻ, nhưng nó lại dẫn đến việc tăng cân nhanh chóng, vì sao lại như vậy? Nguyên nhân chính là do khi thức khuya để làm việc, giải trí… sẽ rất dễ bị đói bụng, và có nhu cầu cần nạp thức ăn cho cơ thể nhiều hơn, gây ra tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá vô tình cũng phải chịu áp lực, rối loạn, do dạ dày buộc phải hoạt động để tiêu hoá lượng thức ăn được nạp vào.
Hiểu rõ những tác hại của việc thức khuya đối với cơ thể, sẽ giúp bạn có thêm động lực để từ bỏ thói quen xấu này, giúp duy trì một thể trạng tốt nhất cho bản thân. Có thể kết hợp những bí quyết sau để có thể có được một giấc ngủ ngon:
- - Rèn luyện cơ thể, tập thể dục thường xuyên
- - Tập thói quen ngủ sớm
- - Nói không với tất cả những thiết bị điện tử trước khi ngủ
- - Không uống trà, cà phê sau khoảng 2h chiều
- - Liệu pháp hương thơm, kết hợp cùng âm nhạc nhẹ nhàng du dương.
- - Tắm nước ấm trước khi ngủ
- - Tránh việc xem, làm, hoặc suy nghĩ những vấn đề có thể khiến bản thân trở nên căng thẳng, để có một giấc ngủ ngon.
Hy vọng, bài viết sẽ giúp ích được phần nào cho bạn trong việc khắc phục tình trạng thức khuya, để có được một sức khoẻ tốt.