1. Thị trường gấu là gì
Thị trường gấu (bear market) là hiện tượng các loại chứng khoán rớt giá liên tục (ít nhất 20%) và diễn ra trong một thời gian dài (ít nhất từ hai tháng trở lên).
Trong các thuật ngữ về chứng khoán tại Việt Nam, khái niệm này còn được gọi là thị trường giá xuống.
2. Nguồn gốc tên gọi và nguyên nhân
Tên gọi này bắt nguồn từ phép so sánh với cách tấn công chí mạng từ trên xuống của loài gấu.
Một nền kinh tế yếu tăng trưởng kém sẽ có nguy cơ tạo ra thị trường gấu.
3. Các giai đoạn của thị trường gấu
Thị trường gấu có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Giá cổ phiếu đang ở mức ổn định, nhưng các nhà đầu tư bắt đầu bất an về sức khỏe của nền kinh tế. Vì thế, họ bán cổ phiếu và bắt đầu rời bỏ thị trường.
Giai đoạn 2:
Giá hàng loạt cổ phiếu bắt đầu giảm mạnh. Kéo theo sự giảm giá trị của các công ty trụ cột trong nền kinh tế, khiến các chỉ số kinh tế rớt xuống dưới mức trung bình. Nhà đầu tư từ đó sinh tâm lý hoảng loạn. Đây còn được gọi là giai đoạn từ bỏ (capitulation).
Giai đoạn 3:
Các nhà đầu cơ (speculator) bắt đầu tham gia vào thị trường. Điều này giúp cho giá một số cổ phiếu và khối lượng giao dịch tăng.
Giai đoạn 4:
Giá cổ phiếu tiếp tục giảm, nhưng chậm hơn. Khi giá cổ phiếu còn thấp và thị trường có những biến chuyển tích cực, nhiều nhà đầu tư có động lực quay lại. Thị trường gấu dần chuyển thành thị trường bò tót (bull market).