Ngày 24/3/2023 vừa qua, lại một lần nữa nhắc nhở toàn nhân loại về căn bệnh nguy hiểm – kẻ giết người man rợ mang tên Lao Phổi vẫn còn đang tồn tại. Dù hiện nay chúng ta đã có thuốc điều trị cùng phương tiện y tế hiện đại, nhưng những nguy hiểm tiềm tàng từ căn bệnh này vẫn có thể khiến bất cứ ai phải lo lắng.
Từ trước công nguyên bệnh Lao đã được phát hiện, nhưng do tầm hạn chế về y học thời bấy giờ, nên đây được xem là căn bệnh có tính di truyền. Cho đến ngày 24/3/1982 bác sĩ Robert Kock người Đức, mới chính thức công bố tìm ra vi khuẩn bệnh Lao, và công bố đây là bênh truyền nhiễm. Khi đó cứ 8 người mắc bệnh, thì có 1 người chết vì căn bệnh này tại Mỹ và các nước Châu Âu.
Cột mộc 24/3/1982 đánh dấu kỷ nguyên nâng tầm hiểu biết về bệnh Lao, cũng như tìm ra những phương án và thuốc điều trị phù hợp hơn cho căn bệnh này. Tuy nhiên, đây không được xem là ngày kỷ niệm, mà nó chỉ như một lời nhắc nhở sự tồn tại của căn bệnh trong nhân loại. Trải qua hơn một thế kỷ, chúng ta vẫn phải đã và đang chống chọi với căn bệnh này một cách khó khăn.
Nguyên nhân gây bệnh?
Lao không còn bị xem là căn bệnh di truyền, mà nguyên nhân là do vi rút có tên Mycobacterium tuberculosis gây nên. Đây chính xác là một căn bệnh truyền nhiễm, có thể lây từ người qua người trong không khí.
Khi người bị bệnh ho, hắt hơi, hay khạc nhổ dịch tiết, họ đã vô tình phán tán vi khuẩn thông qua những giọt bắn ra môi trường xung quanh, khi người khác hít phải sẽ bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Nếu người lây nhiễm có sức đề kháng yếu hoặc đang mắc phải một số bệnh như: HIV, tiểu đường, viêm phế quản, các bệnh lý về phổi, covid19… họ hoàn toàn có thể mắc phải bệnh Lao.
Dấu hiệu của bênh là gì?
Sau khi xâm nhập vào cơ thể người bệnh, vi khuẩn không hoạt động ngay lập tức mà nó sẽ ở trong giai đoạn ngủ - đây chính là trạng thái ủ bệnh. Giai đoạn này thường không có triệu chứng, và không có khả năng lây bệnh cho người khác. Người bệnh chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm, và nếu phát hiện sớm ở giai đoạn này thì khả năng điều trị khỏi là rất cao.
Sau giai đoạn ủ bệnh, thì ho là triệu chứng quan trọng nhất để phát hiện người bệnh. Người mắc phải bệnh Lao thường ho kéo dài trên 2 tuần, có thể là ho khan, ho kéo dài hoặc thậm chí là ho ra máu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt nhẹ khi về chiều, mất cảm giác thèm ăn, sụt giảm cân, mệt mỏi, đau ngực, khó thở, đổ mồ hôi trộm về đêm….
Phương pháp điều trị
Bệnh lao có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm, bệnh nhân được điều trị đúng phác đồ, đủ thời gian để triệt tiêu hết nguồn cơn gây bệnh. Bệnh có thể được điều trị trong vòng 6-9 tháng bằng nhiều loại thuốc khác nhau.
Người bệnh cần tuân thủ đúng thời gian, không bỏ ngang quá trình điều trị. Kể từ 1/7/2022, bệnh nhân điều trị bệnh Lao không còn được cấp thuốc miễn phí, mà sẽ thực hiện từ nguồn bảo hiểm y tế. Riêng người mắc lao tiềm ẩn, lao kháng thuốc sẽ vẫn được nhà nước hỗ trợ thuốc miễn phí.
Biện pháp phòng ngừa.
Hiện tại, biện pháp phòng ngừa và kiểm soát chủ yếu bệnh lao dựa vào việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh và điều trị, kết hợp nâng cao ý thức cho các bệnh nhân Lao.
- Vắc -xin
Hiện nay vắc-xin phòng bệnh Lao duy nhất là loại có tên gọi Bacillus Calmette-Guerin. Đây là loại dành cho trẻ em, có khả năng giảm 20% nguy cơ nhiễm bệnh và 60% nguy cơ lao tiềm ẩn (giai đoạn ủ bệnh) phát triển thành thành bệnh Lao. Đây là loại Vắc-xin được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới,và được tiêm cho khoảng 90% tất cả trẻ em. Khả năng miễn dịch của nó sẽ giảm đi sau khoảng 10 năm.
-
Đối với người nhiễm bệnh
- Cần phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để điều trị sớm và kịp thời.
- Tăng khả năng tự ý thức của người bệnh, về phòng tránh việc lây lan nguồn bệnh, bằng các biện pháp như: đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng, không khạc nhổ bừa bãi, sử dụng riêng và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vật dụng cá nhân…
- Luôn vệ sinh sạch sẽ, tạo điều kiện thông thoáng cho môi trường sống.
- Tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị bệnh của các cơ quan y tế.
Hiện nay, Việt Nam vẫn là một trong 30 nước có bệnh nhân Lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Chủ đề Ngày thế giới phòng chống bệnh Lao năm 2023 của chúng ta là “Việt Nam chiến thắng bệnh Lao”. Chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào điều đó, nếu thực hiện đầy – đủ - đúng quy trình phòng chống và điều trị căn bệnh nguy hiểm này.