Xung đột Nga - Ukraine sau hơn một năm đã trở thành cuộc chiến lớn và cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở châu Âu từ khi bước vào thế kỷ 21. Chiến dịch quân sự này như một phiên bản mô phỏng đầy đủ cho những gì sẽ xảy ra trong một cuộc chiến tranh thời hiện đại. Bên cạnh đó, nó còn đã "tự giới thiệu" mức độ khủng hoảng gây ra, và khiến các bên liên quan rơi vào trạng thái buộc phải lụa chọn.

Đứng giữa lựa chọn đầu tiên là tiếp tục "chiến đấu" hay "hòa giải", nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin cần sự ủng hộ lớn về mặt chính trị để tiếp tục chiến dịch thì điều tương tự cũng diễn ra ở Ukraine và phương Tây. Mặc dù đã nhấn mạnh ủng hộ Ukraine, phương Tây cũng sẽ phải lựa chọn tiếp tục "đứng về lẽ phải" hay cần thúc đẩy đàm phán hòa bình càng nhanh càng tốt. 

Tình hình chính trị - xã hội nội bộ của các nước phương Tây phức tạp hơn vì khủng hoảng kinh tế. Do đó, các nước phương Tây đã viện trợ tài lực cho Ukraine, cam kết sẽ sát cánh "cho đến khi nào còn cần thiết", nhưng cam kết này dĩ nhiên cũng sẽ có thời hạn theo một cách nào đó. 

 

Tại Anh, tháng 10-2022 ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,1%, cao nhất trong 40 năm qua. Người Anh đã thay ba thủ tướng trong năm 2022 như một cái giá phải trả.

Tại Pháp, theo một khảo sát từ ngày 9 tới 16-2, trong ba năm qua, tỉ lệ ủng hộ Tổng thống Emmanuel Macron đã giảm xuống mức thấp nhất.

Ảnh hưởng của cuộc chiến Nga - Ukraine. Ảnh: Thiên Tấn

Lựa chọn thứ hai thuộc về các điểm nóng xung đột khác. Phản ứng của cộng đồng quốc tế, các lệnh trừng phạt và tổn thất về kinh tế, chính trị, xã hội... nhìn từ cuộc xung đột ở Ukraine là bài học cho những quốc gia có khuynh hướng sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề.

Nói cách khác, ngoàii việc mang tới sự cân nhắc nhất định cho các quyết sách chính trị và an ninh, sự kiện lịch sử của thế kỷ dưới dạng "phiên bản mô phỏng" mang tên Nga - Ukraine là sẽ góp phần định hình trật tự trong tương lai.

Thủy Tiên