14/12/2022 - Phạm Trăm

Một tác phẩm graffiti có ý nghĩa phải kèm theo thông điệp thiết thực, mang hơi thở cuộc sống, biến đường phố trở thành không gian triển lãm ngoài trời thay vì những mảng tường cũ, rong rêu

Nỗi ám ảnh của người dân Tình trạng viết, vẽ bậy xảy ra tràn lan trên địa bàn TP HCM. Dọc các tuyến đường không khó bắt gặp tủ điện; bức tường bệnh viện, công sở, nhà dân; thành cầu, dạ cầu, trạm xe buýt... bị xịt sơn, vẽ bậy gây mất mỹ quan đô thị. Điển hình trên đường Điện Biên Phủ, Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh); Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Bá, Mai Chí Thọ (TP Thủ Đức); Hoàng Sa, Trường Sa (quận 3)… chi chít nét vẽ nguệch ngoạc, hình mặt người, bàn tay. Thậm chí nhiều nơi phải đặt biển cấm vẽ bậy nhưng vẫn không có tác dụng.   [caption id="attachment_2667" align="aligncenter" width="684"] Những hình vẽ graffiti bôi bẩn dạ cầu Nguyễn Hữu Cảnh (TP HCM)[/caption] Đưa tay chỉ về bức tường "không giống ai", chị Phạm Tường Vi (ngụ TP Thủ Đức) nói: "Muốn vẽ thì cũng cần phải đúng nơi đúng chỗ, phải xin phép thì sáng tạo mới có giá trị. Bức tường mới sơn sạch tinh tươm, sau một đêm chằng chịt nét vẽ, với đủ hình thù kỳ dị, ai mà không bức xúc? Tôi cho rằng đó là hành vi phá hoại". Chị Nguyễn Phương Hà chia sẻ: "Tôi thật sự ngán ngẩm với những người tự xưng là họa sĩ đường phố. Từ tủ điện, ghế đá đến bức tường, thậm chí nhiều cửa cuốn mới làm, đang rất đẹp, họ cũng vẽ bậy không tha. Không biết họ đam mê cái gì mà nhẫn tâm bôi bẩn đường phố như thế? Đẹp thì cũng phải đặt đúng chỗ mới đẹp". Bức xúc không kém, ông Trần Ngọc Toàn (ngụ quận Gò Vấp) đề xuất: "Việc vẽ bậy lên tường hay ở những nơi công cộng đã trở thành nỗi ám ảnh với người dân thành phố. Đã đến lúc cơ quan chức năng cần có giải pháp để buộc những người có hành vi phá hoại này phải bồi thường thỏa đáng (ví dụ buộc trả lại hiện trạng ban đầu, buộc lao động công ích) và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".   [caption id="attachment_2668" align="aligncenter" width="684"] 2 đoàn tàu metro số 1 tại Depot Long Bình[/caption]   Sẽ giúp ích nếu vẽ đúng chỗ Theo lời anh Lê Long, một nghệ sĩ graffiti, graffiti Việt Nam hiện còn mới mẻ nên các bạn trẻ chưa định hướng cho ra những tác phẩm ý nghĩa. Họ thường vẽ nhanh gọn hoặc vẽ chữ ký lên các không gian công cộng. Trong mắt mọi người, hành vi đó là phá hoại, vẽ bậy. "Một tác phẩm graffiti có ý nghĩa phải kèm theo thông điệp thiết thực, mang hơi thở cuộc sống, biến đường phố trở thành không gian triển lãm ngoài trời thay vì những mảng tường cũ, rong rêu. Năm ngoái, thời điểm tâm dịch Covid-19, dự án "Chung tay đánh bay Covid-19" qua dòng chữ "Stay strong - Let’s stay home" do tôi thực hiện tại khu đô thị Văn Phú (quận Hà Đông, TP Hà Nội) với ý nghĩa mọi người cùng chung tay góp sức sẽ chiến thắng đại dịch đã được người dân đón nhận nồng nhiệt" - anh Lê Long chia sẻ. [caption id="attachment_2669" align="aligncenter" width="567"] Dự án “Chung tay đánh bay Covid-19”[/caption] Anh Lưu Đoàn Duy Linh, nghệ sĩ graffiti - cho biết thêm graffiti Việt Nam đang dần phát triển, các nghệ sĩ bắt đầu sử dụng đa chất liệu và trau chuốt hơn các sản phẩm nghệ thuật của mình trong các dự án, triển lãm cộng đồng. "Những dự án tôi đã thực hiện được mọi người đón nhận vui vẻ, vì làm đẹp cho đường phố, biến những bức tường ẩm mốc, cũ kỹ, chằng chịt khoan cắt bê-tông trông trở nên vui mắt, đầy sức sống hơn. Những thông điệp chúng tôi muốn gửi gắm là mong muốn mọi người nhìn nhận graffiti cũng là một bộ môn nghệ thuật thị giác, làm đẹp và thân thiện". Trên thực tế, Graffiti cũng có mặt tích cực khi tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi không gian, công trình kiến trúc. Nhiều tác phẩm graffiti đích thực góp phần làm đẹp cho không gian công cộng. Cải tạo khuôn viên tường cũ ẩm mốc, các loạt tranh mang thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật hoang dã đã truyền đạt các thông điệp nhân văn đến với mọi người. Qua các tác phẩm graffiti chuẩn mực, người xem cảm nhận được người thể hiện không bị lệ thuộc vào những ràng buộc từ bên ngoài, các bức vẽ graffiti thoát khỏi sự gò bó trong thế giới nghệ thuật chính thống, thể hiện được cái tôi cá nhân cũng như cá tính nghệ thuật.Bôi bẩn lên công trình công cộng chỉ mất 5-10p, thế nhưng cơ quan chức năng phải mất nhiều ngày đau đầu xử lý. Sở Giao thông vận tải cho biết đang nghiên cứu giải pháp sử dụng sơn chống dính, trong đó nổi bật với một loại sơn giúp dễ dàng xóa các vết vẽ bậy bằng nước. Đây là loại sơn TP đang thí điểm để ngăn chặn nạn vẽ bậy xảy ra ở nhiều nơi. Sở cũng cho biết rất cần sự tăng cường lực lượng của các đơn vị trong tuần tra vận động người dân không viết, vẽ bậy lên công trình cầu, nhằm đảm bảo an toàn công trình cầu và mỹ quan đô thị, đồng thời khẳng định hiện nay không có quy định nào cho phép được vẽ lên các công trình cầu đường. Nếu có chỉ là vẽ các tranh cổ động, tuyên truyền nhưng chỉ là đề xuất chứ chưa thực hiện.