Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi một động tác nhỏ lại giải quyết được vấn đề lớn. Ví như có người đột nhiên bất tỉnh, ta chỉ cần bấm huyệt Nhân trung thì bệnh nhân sẽ hồi tỉnh.

Hay cứ 3 tháng ta cắt lông mi cho bé gái sơ sinh một lần, thì lông mi của bé sẽ dài và đẹp. Khi bạn kêu cứu lúc bị rơi xuống nước, chỉ cần có người đưa tay ra thì bạn sẽ an toàn. Sẽ ra sao nếu mọi người xung quanh chỉ nhìn mà không đến cứu bạn? Tương tự, chỉ cần bạn chịu lắng nghe các tín hiệu cầu cứu của cơ thể, thì mỗi huyệt vị, mỗi động tác đơn giản đều có thể giúp bạn lấy lại sức khỏe.

Thậm chí giành lại mạng sống. Điều đáng sợ duy nhất là bạn không có phản ứng nào!

Trong cuộc sống, có rất nhiều người bình thường chẳng bao giờ chịu nghe lời khuyên, đến khi việc đã rồi mới cầu viện bác sĩ. Chẳng khác nào “ngày thường không thắp nhan, lúc cần mới ôm chân Phật” tiếc là đã quá muộn màng! Có những thói quen tuy rất nhỏ nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe cả đời con người. Cuộc sống hằng ngày căng thẳng, gấp gáp. Quy luật “ngày làm đêm nghỉ” đã bị phá vỡ; nhiều người phải làm tăng ca, thêm giờ hoặc giải trí về đêm, nên không ngủ đủ giấc.

Điều này dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy kiệt và rối loạn đồng hồ sinh học – cơ chế tự điều tiết của cơ thể người. Từ đó con người càng khó thích nghi với cuộc sống hiện đại hơn và gặp nhiều chứng bệnh, thậm chí là bệnh nan y.

Dưới đây là một số động tác kinh lạc đơn giản, hiệu quả và có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi, chỉ cần chuyên tâm rèn luyện theo những động tác kinh lạc này, bạn sẽ luôn khỏe mạnh.

Ba động tác khi hắt hơi để phòng trị cảm

Mọi người đều biết bấm huyệt Nhân trung có tác dụng cấp cứu hồi tỉnh. Tuy nhiên, xát huyệt này cũng là một cách phòng trị cảm cúm hiệu quả. Cảm cúm là căn bệnh thường gặp. Một số người rất dễ bị cảm cúm. Một khi bị virus cảm cúm tấn công, bạn sẽ có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi…Nhưng nếu ngay lúc hắt hơi, bạn tác động vào các huyệt vị “trị cảm” (Phong phủ, Đại chùy, Nhân trung), thì cơ thể sẽ nâng cao sức đề kháng để trấn áp virus cảm.

Bước 1: Xát huyệt Phong phủ để đẩy lui phong hàn.

Huyệt phong phủ

Huyệt Phong phủ là nơi phong tà hội tụ trước khi xâm nhập vào cơ thể, và hắt hơi chính là phản ứng chống lại sự xâm nhập này. Hoàng đế nội kinhviết: “Phong vào cơ thể từ bên ngoài, là gốc của trăm bệnh; chữa trị ở huyệt phong phủ sẽ điều hòa âm dương.” Sắp hoặc sau khi hắt hơi, dùng tay xát mạnh vào huyệt Phong phủ đến khi nó nóng lên sẽ giúp cơ thể khán cự tà khí.

Động tác: dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út xát mạnh vào gáy nhiều lần, từ phía sau tai này sang phía sau tai kia. 

Bước 2: Xát huyệt Đại chùy để điều động dương khí.

Huyệt đại chuỳ

Đại chùy là nơi hội tụ dương khí. Do “hàn tổn thương dương, nhiệt tổn thương âm” nên huyệt này chính là nơi phong hàn dễ xâm nhập nhất. Cho nên, nó thường được dùng để chữa trị mọi trường hợp mất cân bằng âm dương. Thủ pháp xát huyệt Đại chùy có thể huy động dương khí của các dương kinh để xua tan hàn khí và trị cảm.

Động tác: dùng ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út xát huyệt Đại chùy cho đến khi nóng lên, (nếu kết hợp xát huyệt Kiên ngung sẽ cho hiệu quả điều trị tốt hơn). 

Bước 3: Xát huyệt Nhân trung để tăng cường sức đề kháng.

Khi chà xát huyệt Nhân trung, sẽ giúp bổ trợ dương khí và khí huyết, đồng thời tăng cường sức đề kháng đẩy lùi hàn khí.

Động tác: dùng ngón trỏ xát huyệt Nhân trung theo chiều ngang cho đến khi nó nóng lên.

Lưu ý:

  • Ba động tác này phải được tiến hành lúc sắp hoặc sau khi hắt hơi.
  • Nếu hắt hơi lớn thì lực tác động lên các huyệt phải mạnh hơn và phải xát cho đến khi nó nóng lên.
  • Trước khi ra vào những nơi có máy điều hòa nhiệt độ, bạn cũng nên xát nóng một trong ba huyệt trên để đề phòng hắt hơi do nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột.
  • Sau khi thực hiện 3 động tác trên, bạn nên uống một ly nước nóng, mặc thêm quần áp và giữ ấp để cơ thể toát mồ hôi. Như vậy, bệnh sẽ nhanh khỏi. Hàng ngày, bạn cũng nên mặc quần áo đủ ấm để tránh bị cảm.
  • Nếu đột nhiên gặp không khí lạnh mà quên mang theo áo khoác, bạn có thể đặt ngay khăn tay lên huyệt Đại chùy để giữ ấm.

Bổ sung: Cách phòng trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Khi có triệu chứng viêm mũi dị ứng (hắt hơi, chảy nước mũi trong, nghẹt mũi), ngoài thực hiện 3 động tác trên ta nên xát thêm huyệt Nghinh hương. 

Huyệt nghinh hương

Mỗi ngày nếu xát nóng huyệt này sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, thì trong vong 10-30 ngày, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Nếu kết hợp thêm Đại chùy và Thần khuyết, hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.

Ngâm nước nóng để xua tan mệt mỏi

Đa phần các giáo viên đều mắc bệnh viêm họng mãn tính. Căn bệnh này thường do mệt mỏi quá sức hay hư hỏa bốc cao gây ra. Do vậy, muốn điều trị dứt điểm căm bệnh này, trước tiên phải tiêu trừ mệt mỏi.

Ngâm mình trong nước nóng là cách tốt nhất để xua tan mệt mỏi.

Cách làm: cho một ít muối vào bồn tắm chứa sẵn nước nóng ở nhiệt độ thích hợp. Trước khi ngủ, bạn nên ngâm mình trong bồn nước đó khoảng 10-20 phút. Cách này sẽ giúp thư giãn thần kinh và đẩy lùi mệt mỏi.

Lưu ý khi ngâm nước nóng, bàn tay, bàn chân phải lộ khỏi mặt nước để nhiệt tích có thể thoát ra qua 12 tỉnh huyệt. Nếu không, việc ngâm nước nóng sẽ phản tác dụng, thậm chí gây nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người bị bệnh tim mạch.

Nếu không có điều kiện ngâm nước nóng, bạn hãy cố gắng tắm nước nóng mỗi sáng sau khi thức dậy. Nhớ là phải tắm cho đến khi toàn thân nóng lên và toát mồ hôi. Ngoài ra, sau nữa tối bạn hãy đi chân trần trên cỏ đồng thời luyện tập hô hấp sâu để phóng thích điện tích dương trong cơ thể xuống đất. Suốt 20 năm, tác giả Thái Hồng Quang hiếm khi bị viêm họng là nhờ thực hiện theo cách này.

Vỗ huyệt Khuyết bồn trị viêm họng

Huyệt khuyết bồn

Bên cạnh việc ngâm nước nóng, thủ pháp vỗ huyệt Khuyết bồn để thanh nhiệt, giải độc cũng trị được các chứng viêm họng cấp tính và mãn tính. Do huyệt Khuyết bồn nằm ở chỗ lõm phía trên xương đòn, nên khi vỗ huyệt này ở bên trái thì đầu phải xoay thật căng về bên phải để dễ vỗ trúng huyệt. Đối với những bệnh nhân bị viêm họng, sau khi vỗ huyệt Khuyết bồn, tại vị trí này sẽ xuất hiện các phản ứng dương tính. Sau vài lần vỗ, nếu những phản ứng này không còn hiện ra nữa nghĩa là bệnh viêm họng đã thuyên giảm.

Vỗ huyệt là cách dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dùng để vỗ đánh nhịp nhàng lên các bộ vị với một lực xác định. Nhờ sự kích thích mạnh mẽ từ thủ pháp này, những chất thải ứ đọng trong cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài, giúp kinh mạch vận hành thông suốt cũng như thúc đẩy tuần hoàn máu, ngoài lòng và mu bàn tay, có thể sử dụng dụng vợt kinh lạc chuyên dùng. Khi dùng tay, khép các ngón trỏ, giữa, áp út và út lại, đồng thời sử dụng lực ở cổ tay để vỗ vào bộ vị bằng mặt trong hay mặt ngoài của ngón tay. Vỗ nhịp nhàng, nhẹ hoặc vừa và liên tục cho đến khi da ửng đỏ và người bệnh cảm thấy dễ chịu là được. 

Biểu hiện sau khi vỗ: 

Hình dạng: dấu chấm – nhiệt, dạng khối – hàn, vết ửng đỏ – bình thường.

Màu sắc: đỏ – nhiệt, tím – máu ứ, xanh – hàn, đen – độc tố.

Sau khi vỗ huyệt, chất tích tụ sẽ xuất hiện, kích hoạt phản ứng đề kháng của cơ thể rồi dần biến mất sau vài ngày. Nếu chất tích tụ quá nhiều, có thể dùng liệu pháp ngải cứu hoặc đắp thuốc, xoa bóp và giác hơi nhằm đẩy nhanh tốc độ tan của chúng. 

Tuân theo quy luật thời gian

“Mọi vật đêu tuân theo quy luật” và cơ thể người cũng hoạt động theo quy tắc riêng. Mười hai canh giờ trong ngày lần lượt tương ứng với sự vận hành của 12 kinh mạch. Nói cách khác, mỗi kinh mạch hay tạng phủ đều có thời gian lý tưởng để điều dưỡng và hồi phục. Trong thời gian này, các kinh mạch khác sẽ tập trung hỗ trợ cho nó, Vì vậy, tuân theo quy luật thời gian của kinh mạch là nguyên tắc vàng trong thuật dưỡng sinh.

Đứng một chân giúp khỏe mạnh

Không cần phải có những dụng cụ chẩn đoán đắt tiền, phương pháp đứng một chân có thể giúp bạn tự kiểm tra sức khỏe của mình.

Động tác: nhắm mắt, đứng một chân (hai tay dang ra). Hãy nhờ một người kiểm tra xem bạn có thể đứng ở tư thế này trong bao lâu. Nếu bạn đã 45 tuổi mà có thể đứng một chân trên 15 giây, thì đây là tín hiệu tốt.

Ở chân có 6 kinh lạc đi qua. Khi đứng trên một chân, tính mẫn cảm và tốc độ phản ứng của kinh lạc sẽ quyết định khả năng giữ thăng bằng của cơ thể, đồng thời các kinh lạc bị ứ tắc sẽ đau nhức.

Vì vậy, đây cũng là một trong những cách điều dưỡng các kinh lạc hư nhược. Sáu kinh lạc ở chân không những có nhiều huyệt vị quan trọng, mà chúng còn lần lượt liên kết với các phủ tạng trọng yếu như dạ dày, phổi, bàng quang, thận, mật, gan. Do đó, đứng một chân vừa là cách kiểm tra sức khỏe đơn giản, vừa là bài tập dưỡng sinh kinh lạc tiện lợi.

Bài tập sẽ thúc đẩy các kinh lạc “điều tiết sự cân bằng” cho những tạng phủ và bộ vị tương ứng. Ngoài ra, nó còn rất hữu hiệu đối với những người bị cao huyết áp, đái tháo đường, đau lưng, đau cổ, thống phong, parkinson,…Lưu ý khi thực hiện bài tập này, ta nên đảm bảo sự an toàn, đặc biệt là đối với những người mới luyện tập. 

Tám cách giúp ngủ ngon

Ngủ là thời gian quý báo để cơ thể tăng cường khí huyết, tích trữ năng lượng và bài tiết chất độc. Ai cũng muốn có được một giấc ngủ sâu, nhưng nhiều người luôn gặp vấn đề khi ngủ. Sau đây là 8 cách giúp bạn có thẻ ngủ ngon suốt đêm:

  1. Ngâm nước nóng trước khi ngủ (đã chia sẻ cụ thể ở trên)
  2. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ: ngâm chân trong nước nóng pha chút muối sẽ giúp kích thích các đầu dây thần kinh, đồng thời điều tiết hệ thần kinh thực vật và hệ nội tiết (nguồn gốc sinh nhiệt). Người xưa từng nói: “Ngày xuân rửa chân, thông dương cố thoát ;/ ngày hạ rửa chân, trị chứng thấp tà;/ ngày thu rửa chân, bồi dưỡng cho phổi;/ ngày đông rửa chân, làm ấm đan điền.” Đây chính là bí quyết chăm sóc chân.
  1. Giữ ấm khi ngủ: nếu bạn khó ngủ, dễ thức giấc và hay mơ thì nên đắp thêm chăn, cảm giác ấm áp sẽ giúp bạn ngủ ngon. Lưu ý, không nên để dưới 26 độ nếu trong phòng ngủ có máy điều hòa nhiệt độ.
  2. Vận động: nếu bạn tập thể dục vào ban ngày, đặc biệt là những bài tập chân trần, sẽ giúp bạn ngủ ngon vào ban đêm.
  3. Thả lỏng trước khi ngủ: bạn hãy nằm thật thoải mái trên giường, thả lỏng mọi khớp xương rồi tập hô hấp sâu bằng bụng. Sáng thức dậy, bạn cũng nên tập hô hấp sâu trước khi rời khỏi giường.
  4. Xoa bóp trước khi ngủ: nếu đã nằm xuống 30 phút mà vẫn chưa ngủ được bạn nên ngồi dậy thực hiện vài động tác xoa bóp kinh lạc nhẹ nhàng. Tốt nhất là dùng huyệt Lao cung ở tay xoa vào huyệt Dũng tuyền ở chân đồng thời ấn ba huyệt Thần môn, Đại lăng, Thái uyên cho đến khi chúng nóng lên sẽ có hiệu quả.
  5. Tắt đèn trước khi ngủ: bạn hãy tập cho mình thói quen tắt đèn trước khi ngủ. Để đèn sẽ khiến bạn khó ngủ và giảm sức đề kháng của cơ thể.
  6. Ngủ lại: những người bị mất ngủ thường dễ tỉnh giấc vào nửa đêm. Nếu cảm thấy khó ngủ lại, bạn hãy ra khỏi giường để thực hiện các động tác đánh vỗ kinh lạc cho đến khi cảm thấy mệt thì trở lại vào giường. Cách này rất hữu hiệu đối với những bệnh nhân mất ngủ mãn tính.

Trích “Cẩm nang Dưỡng Sinh Thông Kinh Lạc” – Thái Hồng Quang