Ngày 15/11/2022 vừa qua, thế giới chính thức đạt 8 tỷ dân, mở ra một giai đoạn phát triển quan trọng cho xã hội loài người đặc biệt là trong lĩnh vực Y tế. Theo đó, tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt là ở các đô thị lớn. Đội ngũ Y tế và cơ sở khám chữa bệnh sẽ gặp không ít thử thách, vì người chữa thì ít mà người bệnh thì ngày một nhiều. Đó chỉ là một trong những viễn cảnh dự báo cho một nền Y tế 8 tỷ dân. Và Y tế số chính là xu hướng tất yếu toàn cầu giúp tối ưu trải nghiệm cho cả 3 bên: bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân. Vậy thì Y tế số là gì? Tại sao lại là Y tế số? Khách mời trong tập Vietnam Innovator Podcast kỳ này là anh Trần Quốc Dũng - CEO Ominext Group - Đơn vị duy nhất tại Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Công nghiệp Phát triển hệ thống y tế và phúc lợi xã hội Nhật Bản – JAHIS, đối tác phát triển công nghệ thị trường Y tế Nhật Bản, để lý giải về xu thế Y tế số hiện nay. Y tế số là gì? Tại sao lại là Y tế số? “‘Y tế số’ là số hóa những gì liên quan đến Y tế” - anh Dũng giải thích. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ và chăm sóc sức khỏe để tối ưu dịch vụ Y tế cho từng cá nhân. Tuỳ từng quốc gia có những chính sách khác nhau nhưng tựu chung đều hướng tới việc xây dựng nền tảng hạ tầng Y tế số bao gồm: THỨ 1 - MÃ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN: Ở Việt Nam là mã số trên Căn cước công dân gắn chip. Thông tin sức khỏe và bảo hiểm từ A-Z của một cá nhân từ lúc sinh ra đến khi mất đi có thể được truy xuất qua một mã duy nhất. THỨ 2 - PHỔ CẬP EMR (ELECTRONIC MEDICAL RECORDS): Hệ thống bệnh án điện tử giúp lưu trữ thông tin bệnh án bệnh nhân online. THỨ 3 - XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU Y TẾ SỐ QUỐC GIA (EHR - ELECTRONIC HEALTH RECORDS): Hệ thống cơ sở dữ liệu sức khỏe được lưu trữ và đồng bộ hóa ở tầng quốc gia, nối các EMR (bệnh án) lại với nhau. EHR có nhiệm vụ tạo tự động hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng bệnh nhân bằng cách tổng hợp dữ liệu y tế của từng bệnh nhân đến từ nhiều hệ thống EMRs của nhiều cơ sở y tế, và bổ sung dữ liệu sức khỏe cho từng bệnh nhân. THỨ 4 - ỨNG DỤNG ĐƠN THUỐC ĐIỆN TỬ: Không còn là đơn thuốc giấy thủ công, tất cả chẩn đoán và danh sách thuốc từ bác sĩ đều được lưu lại qua máy tính. THỨ 5 - PHR (PERSONAL HEALTH RECORDS): Hồ sơ sức khỏe cá nhân được quản lý bởi chính bệnh nhân chỉ bằng smartphone, cho phép họ tự ghi chép một hồ sơ 'riêng' về dị ứng, thuốc men, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình… Hồ sơ PHR gồm sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám chữa bệnh, kết quả khám sức khỏe, kết quả xét nghiệm,và dữ liệu mà bệnh nhân có thể tự theo dõi. THỨ 6: THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG PRIMARY CARE: Chăm sóc sức khỏe tiện lợi. Ngoài ra, Y tế số còn có thể ứng dụng bằng telehealth (thiết bị khám bệnh từ xa) hay telemedicine (Y tế từ xa).
Xu hướng nào ở ngành Y tế với 8 tỷ dân?
Ngày 4-1, Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức chương trình tưởng nhớ một năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm. Đặc biệt, nhằm ghi nhận tài năng và những đóng góp của ông với văn chương, Hội đã trao giải thưởng Cống hiến năm 2022 cho cố nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm.
Nhà thơ Nguyễn Vũ Tiềm sinh năm 1940
Dinh Độc Lập là một toà dinh thự nổi tiếng nằm ở giữa trung tâm của TPHCM. Đây từng là nơi ở và làm việc của Tống thống Việt Nam Cộng Hoà, cũng là nơi in dấu lịch sử hào hùng của dân tộc. Ở thời điểm ngày 30/4/1975 khi cổng dinh thự này bị sụp xuống, cũng là lúc mở ra thời kỳ mới cho nước Việt Nam,
Không chỉ đẹp mắt, những loại thực phẩm có màu tím còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Các loại rau củ quả màu tím là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, có thể kể đến như flavonoid, polyphenol, acid ellagic, các vitamin, khoáng chất… Trong đó, Anthocyanidin - hợp
Phong tục lì xì ngày tết luôn mang đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc, được người dân lưu giữ và phát huy từ xưa cho đến ngày nay.
Ảnh minh họa
Lì xì (mừng tuổi) đầu năm là phong tục truyền thống có từ ngàn đời nay. Trong ngày Tết, cha mẹ thường lì xì cho ông bà và người già để bày tỏ