6 công trình đồ sộ, với đường nét kiến trúc độc đáo được xây dựng chỉ bằng kỹ thuật thô sơ và sức lao động của con người, nhưng lại có tuổi đời hàng ngàn năm. Sự tồn tại của những công trình này là minh chứng cho trí tuệ siêu việt, cùng sự sáng tạo vô tận của nền văn minh nhân loại.  

Giếng cổ Chand Baori, Rajasthan - Ấn Độ

Nhìn từ trên cao bất cứ ai cũng phải choáng ngợp, và ấn tượng trước vẻ đẹp của công trình giếng Mặt Trăng có lịch sử xây dựng hơn 1200 năm này . Nơi đây được vua Chanda Raja từ gia tộc Gujara Pratihara xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ IX, nằm tại làng Abhaneri, phía đông tỉnh Rajasthan, Ấn Độ, một vị trí không dễ đến được. Do vậy nơi đây từng được xem là điều bí mật ẩn giấu của Ấn Độ. Hiện nay, công trình này được xem là một trong những giếng bậc thang đẹp nhất thế giới còn tồn tại.

Giếng cổ Chand Baori là một công trình hình vuông có tổng cộng 13 tầng, bao gồm 3.500 bậc thang dẫn tới đáy giếng sâu 20m, với những bậc thang hẹp sắp xếp theo kiểu đối xứng hoàn hảo. Theo truyền thuyết cổ xưa của người dân địa phương, ma quỷ đã giúp họ xây dựng công trình chỉ trong một đêm. Và sở dỉ nó có nhiều bậc thang đến vậy, là vì để giúp ngăn chặn mọi người không leo xuống lấy những đồng xu mà khách hành hương tới đây ném xuống để cầu may.

Vạn Lý Trường Thành – Trung Quốc

Là một trong những bước tường thành nổi tiếng và được biết đến nhiều nhất mọi thời đại. Theo nghiên cứu khảo cổ chi tiết mới nhất vào năm 2012, đã kết luận Vạn Lý Trường Thành có chiều dài 21.196 km, chiều cao trung bình của tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên tường thành rộng 5-6m. Tường thành kéo dài từ Sơn Hải quan ở phía đông đến sa mạc Gobi phía Tây. Ước tính có đến hàng trăm ngàn người, thậm chí là một triệu người đã chết khi xây dựng công trình này dưới thời nhà Tần. Khoảng vào năm 221 trước công nguyên Vạn Lý Trường Thành cơ bản được hoàn thành và tiến hành sửa chửa, xây dựng trong suốt nhiều năm sau đó.

Pháo đài Van - Thổ Nhĩ Kỳ

Được xây dựng từ khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, pháo đài Van là tàn tích của thị trấn Urartu 3000 năm tuổi. Thành cổ Van là pháo đài bằng đá lớn nhất ở đó, với phần móng được làm bằng đá bazan, các khu vực chính dựng lên bằng gạch bùn, đá vụn và đá cắt. Công trình kiệt tác này đòi hỏi phải có kiến thức toán học và kiến trúc tuyệt đỉnh để xây dựng. Điều này chứng minh tài hoa của các kiến trúc sư Urartu cổ đại.

Kim tự tháp Mặt Trời Teotihuacan, Mexico

Teotihuacan thành phố của các vị thần, nơi đây từng là một trong những trung tâm lớn nhất thế giới cổ đại, hình thành vào khoảng từ giữa năm 1 sau công nguyên. Trong đó, Kim tự tháp Mặt Trời là kiến trúc lớn nhất tại thành phố Teotihuacan, và là một trong những công trình lớn nhất tại Nam Mỹ thời cổ đại. Công trình này được xây dựng mô phỏng theo hình dáng của ngọn núi Cerro Gordo, có chiều cao trên 65m, bao gồm 5 tầng với chiều dài và chiều dọc móng hơn 225m. Bên trong kim tự tháp có nhiều ngôi mộ được mai táng ở những tầng khác nhau. Nơi đây được cho là nơi diễn ra nhiều nghi thức pháp thuật thời cổ đại.

Thị trấn Shibam – Yemen

Shibam thị trấn 1700 tuổi được mệnh danh là “các toà nhà chọc trời lâu đời nhất thế giới”, hay “Manhattan của sa mạc”. Thị trấn nằm ở khu vực trung tâm phía tây của tỉnh Hadhramaut, bên trong sa mạc. Điểm đặc biệt nhất chính là thị trấn này được xây dựng hoàn toàn bằng gạch bùn, với khoảng 500 toà tháp cao từ 5 đến 11 tầng, mỗi tầng có khoảng từ 1 đến 2 phòng, một số toà nhà trong công trình cao tới 30m. Mục đích xây dựng của kiến trúc này là nhằm bảo vệ người dân bên trong thị trấn tránh khỏi sự tấn công của người di cư. Hầu hết những toà nhà trong thị trấn được xây dựng từ thế kỷ thứ 16, nhiều toà nhà rong số đó được xây dựng, sửa chữa nhiều lần trong vài thế kỷ qua.

Đền Phật giáo Borobudur, Indonesia

Borobudur là ngôi đền được xây dựng dưới vương triều Sailendra – một vương triều sùng đạo Phật từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9. Tên Borobudur được dịch ra từ từ Vihara Budha Ur trong tiếng Phạn, có nghĩa là “đền thờ Phật trên ngọn núi”. Quần thể Borobudur gồm ngọn tháp chính 12 tầng cao 42m, ở mỗi tầng tháp đều có những bức phù điêu chạm trổ tinh tế mô tả về đời sống của Đức Phật và trần thế. Toà tháp chính này, còn được bao quanh bởi nhiều tháp nhỏ. Quần thể này ẩn mình dưới lớp tro núi lửa và thảm thực vật rậm rạp cho đến khi được phát hiện vào năm 1835.

Để lên được đỉnh tháp cao nhất, cần phải treo lên các bậc thang và đi qua dãy hành lang của 12 tầng tháp với tổng chiều dài hơn 5km. Công trình quần thể Borobudur được phỏng đoán xây dựng trong khoảng 75 năm, với cấu tạo chính từ đá núi lửa màu xám (andesite), được cắt, vận chuyển và lát mà không dùng vữa.