Ngày 16/3, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất phát hiện trong hành lý cá nhân của 4 tiếp viên hãng hàng không Vietnam Airlines từ Pháp về Việt Nam bị phát hiện có ma túy. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng tìm thấy hơn 11kg ma túy được cất giấu, ngụy trang trong các hộp kem đánh răng.

Ngay sau khi vụ việc bị phanh phui, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an TP.HCM phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan để điều tra, làm rõ vụ việc. Bên cạnh đó, cũng có không ít các nguồn tin sai sự thật được đăng tải lên mạng xã hội nằm dẫn dắt dư luận, câu like, câu view. Cùng tìm hiểu các chế tài xoay quanh vụ 4 nữ tiếp viên hàng không này ngay bên dưới bài viết.

157 hộp kem đánh răng được 4 tiếp viên mang về từ Pháp có chứa ma túy (Ảnh: Tổng cục Hải quan).

Chế tài cho hành vi đăng tải thông tin sai sự thật

Bộ Công an cho biết, theo Điều 101 Nghị định 15/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 14/2022), quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân,… có thể bị xử lý hình sự.

Tùy hành vi khách quan, khách thể, chủ thể của hành vi phạm tội cũng như hậu quả, Bộ luật Hình sự 2015 điều chỉnh, quy định với các tội phạm cụ thể.

Khi có hành vi cụ thể xảy ra, dựa trên tính chất, mức độ và hậu quả, tác hại do hành vi đó gây ra, cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự 2015, Nghị định 15/2020, Nghị định số 14/2022 để đánh giá và có hình thức xử lý phù hợp.

VÌ SAO TRẨ TỰ DO CHO 4 TIẾP VIÊN NHƯNG VẪN KHỞI TỐ VỤ ÁN?

Khởi tố vụ án vụ 4 tiếp viên hàng không vận chuyển ma túy từ Pháp về   - Ảnh 1.
Ma túy được giấu trong kem đánh răng, được lực lượng chức năng thu giữ
Ảnh: Cục Hải quan TP.HCM

Trả lời PV VTC News về diễn biến tiếp theo của vụ án, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp phân tích, theo Điều 230 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra khi đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.

Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, quy định thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 2 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 3 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 4 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Tuy nhiên, nếu trong quá trình điều tra, lực lượng chức năng phát hiện ra dấu hiệu vi phạm pháp luật khác của những người liên quan (trong đó có 4 tiếp viên hàng không) thì nhà chức trách vẫn sẽ xử lý theo quy định.

Mặc dù các nữ tiếp viên có thể không bị xử lý về tội "Vận chuyển trái phép chất ma túy", nhưng cơ quan chức năng sẽ làm rõ giá trị của lô hàng để xem xét xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như hành vi được xác định là buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

NẾU KHÔNG BIẾT LÀ MA TÚY THÌ SẼ KHÔNG BỊ XỬ LÝ

Thượng tá Trịnh Kim Vân -  đưa ra giả thuyết : "Nếu tiếp viên nhận hàng không biết đó là ma túy, thì họ sẽ không bị xử lý. Nếu tiếp viên nhận hàng, biết là ma túy, nhưng không nói với 3 tiếp viên còn lại, thì chỉ một người (là tiếp viên nhận hàng - PV) phạm tội. Còn nếu cả 4 người đều biết đó là ma túy và vẫn nhận vận chuyển về nước, chắc chắn họ sẽ khó thoát hình phạt nặng nhất”.

Thượng tá Trịnh Kim Vân cho rằng, mấu chốt quan trọng mà cơ quan điều tra cần làm rõ, đó là số tiền "hoa hồng" mà các tiếp viên nhận được. 

"10 triệu đồng là số tiền quá nhỏ để 4 tiếp viên đánh đổi để vận chuyển ma túy", ông Vân nhận định.

Với thông tin mà mạng xã hội cho rằng bất hợp lý trong những ngày gần đây chính là số tiền "hoa hồng" mà 4 tiếp viên được nhận. Theo tính toán của nhiều người, giá trị kiện hàng nếu thực sự là kem đánh răng, còn ít hơn 10 triệu đồng.

Thượng tá Vân đưa ra quan điểm dưới góc nhìn này: "Hàng hóa xách tay được đánh giá cao hơn hàng nội địa. Không nhất thiết hàng hóa chỉ để bán lại kiếm lời, mà có thể được mang tặng, biếu. Đây là những giá trị không thể tính bằng tiền".

Theo nguyên điều tra viên, việc khởi tố vụ án để điều tra chắc chắn sẽ được cơ quan chức năng tiến hành. Ngoài ra, việc khởi tố bị can đối với các tiếp viên sẽ phụ thuộc vào căn cứ xác định họ có hành vi phạm tội hay không.

MỨC XỬ PHẠT CHO NHỮNG HÀNH VI NÀY LÀ GÌ?

 

Luật sư Đặng Văn Cường dẫn Điều 189, Bộ Luật Hình sự năm 2015 và nêu rõ:

- Xử phạt 20 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm nếu hàng hóa buôn lậu có giá trị 20 - 200 triệu đồng.

- Xử phạt từ 200 triệu đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù 2 - 5 năm nếu trường hợp vi phạm có tổ chức, hàng hóa buôn lậu có giá trị 300 - 500 triệu đồng, hàng hóa buôn lậu là bảo quốc gia…

- Xử phạt 1 - 3 tỷ đồng hoặc phạt tù 5 - 10 năm nếu hàng hóa buôn lậu có giá trị 1 - 3 tỷ đồng.

Trường hợp cơ quan chức năng nhận định giá trị của lô hàng thấp thì các tiếp viên có thể bị phạt tiền 30 - 40 triệu đồng (hàng hóa nhập lậu trị giá 70 - 100 triệu đồng); phạt tiền 40 - 50 triệu đồng (hàng hóa nhập lậu trị giá trên 100 triệu đồng) theo quy định tại nghị định 98/2020/NĐ-CP.

VÌ SAO TRẢ TỰ DO CHO 4 NỮ TIẾP VIÊN?

 

Trên thực tế, có nhiều người nhầm lẫn hai khái niệm "bắt người phạm tội quả tang" và "bắt quả tang người nghi thực hiện hành vi nguy hiểm". Theo quy định của pháp luật, chỉ được coi là "bắt người phạm tội quả tang" nếu như có căn cứ cho thấy người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi thỏa mãn đầy đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Còn nếu trường hợp "bắt quả tang người nghi thực hiện hành vi nguy hiểm" nhưng chưa có căn cứ cho thấy hành vi thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội phạm thì chỉ có thể tạm giữ (chứ không phải là bắt khẩn cấp, bắt để tạm giam) để xác minh, hết thời hạn xác minh mà không chứng minh được hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì phải trả tự do cho người bị tạm giữ...

Theo Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thời hạn tạm giữ:

- Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú.

- Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 3 ngày.

- Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật tổng thời gian tạm giữ không quá 9 ngày. Phải trả tự do cho người bị tạm giữ nếu như không chứng minh được người bị tạm giữ thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành vi không thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm trong thời gian tạm giữ theo quy định.

Cũng trong ngày 22/3, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, tiếp tục mở rộng điều tra, truy xét, xử lý những người liên quan theo quy định pháp luật. Cơ quan chức năng cũng khẳng định rằng đây là một vụ việc phức tạp, nghiêm trọng, có liên quan đến nhiều người và gây hoang mang trong dư luận xã hội nên sẽ xác minh làm rõ để có kết luận hướng xử lý theo quy định của pháp luật.