Nếu không may chỉ có một quả thận từ khi mới sinh ra, hoặc vì một lý do nào đó mà bạn buộc phải sống với cơ thể chỉ còn một bên thận thì cũng không nên quá lo lắng. Bỡi bạn hoàn toàn có thể sống khoẻ mạnh, bình thường, tuổi thọ cao với sự “khuyếm khuyết” ấy, nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.

Thận có chức năng chính là lọc máu và đào thảo độc tố, ngoài ra nó còn giúp cơ thể tái hấp thu nước, các acid amin và glucose. Song song đó thận còn có chức năng nội tiết, là nơi sản xuất các hormone như: calcitriol, renin, và erythropoietin. Thông thường, thận là cơ quan nội tạng đôi có kích thước khoảng bằng nắm tay, nằm ở dưới cùng của khung xương sườn, đối xứng qua 2 bên cột sống. Chúng hỗ trợ, và hoạt động nhịp nhàng với nhau để thực hiện những chức năng quan trọng nêu trên.

Vị trí của thận trên cơ thể
Nguyên nhân khiến cơ thể chỉ có một bên thận có thể là do:
  • Hiến thận: vì lý do hiến tặng cho người cần được ghép thận, nên nhiều người chỉ sống với một quả thận.
  • Buộc phải cắt bỏ: một số bệnh lý có thể buộc phải cắt bỏ một bên thận như nhiễm trùng, ung thư… hoặc trong qua trình điều trị những tổn thương do tai nạn gây ra.
  • Nguyên nhân bẩm sinh: Có một số người chỉ có một quả thận ngay từ khi được sinh ra, gọi là lão hoá thận. Hoặc cũng có trường hợp dù có cả hai nhưng chỉ một bên thận hoạt động, đó gọi là thiểu sản thận.

Vậy cơ thể sẽ như thế nào khi chỉ có một bên thận?

Đây là vấn đề được nhiều người thắc mắc, lo lắng. Theo nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã có thể khẳng định những người chỉ có một quả thận vẫn có thể sống khoẻ mạnh bình thường, các mạch máu không bị tắc, khả năng hoạt động và sinh hoạt đều không bị hạn chế.

Theo kết quả nghiên cứu, được công bố trên những tạp chí y khoa của Anh và Mỹ, đều chỉ ra rằng thận là một cơ quan linh hoạt và có khả năng thích ứng vô cùng tốt. Nếu một người cho đi một quả thận, quả còn lại vẫn hoạt động với ½ (50%) năng suất thì cơ thể người đó vẫn sống tốt, vì quả thận còn lại sẽ dần tăng cường hoạt động lên mức 70% sau thời gian hiến thận khoảng 2 tuần, và có thể tiêp tục tăng lên 75-80% sau thời gian dài thích ứng. Những trường hợp thận hư và được ghép thì người đó cũng có thể sống và sinh hoạt như người bình thường, mà không gặp trở ngại nào đáng kể.

Khi chỉ có một mình, thận sẽ tự điều chỉnh hiệu suất  hoạt động để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ mà mình thường 2 quả thận phải đảm trách. Lúc này kích thước thận sẽ gia tăng (hiện tượng phì đại), do các đơn vị trong thận buộc phải gia tăng kích thước để giúp cơ thể lọc màu, đào thải nước, chất độc và cặn bả trong cơ thể. Hiện tượng phì đại này là hoàn toàn bình thường, và sẽ không để lại tác dụng phụ về sau cho cơ thể. Đối với những trường hợp bẩm sinh, thì quả thận duy nhất của cơ thể sẽ tự gia tăng kích thước và khả năng hoạt động, để đảm bảo chức năng quan trọng vẫn được đáp ứng một cách hiệu quả.

Những vấn đề cần lưu ý

Để cơ thể có thể tiếp tục sống khoẻ mạnh thì những người đã phẫu thuật để lấy đi một bên thận cần phải ăn uống và sinh hoạt điều độ, duy trì lối sống lành mạnh, và quan trọng nhất là kiểm tra sức khoẻ định kỳ, thường xuyên để có thể kịp thời đánh giá tình trạng hoạt động của thận. Trong đó, điều cần thiết nhất là làm các xét nghiệm về protein niệu, và chức năng thận.

Cần thường xuyên kiểm tra và làm các xét nghiệm về chức năng thận

Tự theo dõi thêm tình trạng huyết áp tại nhà, và những triệu chứng liên quan đến bệnh lý huyết áp cao để có hướng điều trị kịp thời, do khi có thể chỉ có một bên thận thì khả năng điều tiết huyết áp có khả năng bị giảm đi. Khi huyết áp tăng cao có thể ảnh hưởng xấu đến các vi mạch của thận, làm tổn thương cầu thận, dẫn đến việc suy giảm chức năng thận. Đây chính là vòng lặp nguy hiểm của bệnh lý về thận, nên cần lưu ý và kiểm tra tình trạng huyết áp thường xuyên.  

Ngoài ra, khi phẩu thuật cấy ghép thận thường để lại vết thương lớn và tình trạng sẹo sâu dài, nên vết thương này có thể làm tổn thương đến hệ thần kinh trong một thời gian dài, gây cơn đau dai dẳng về sau. Thoát vị địa đệm, tắc ruột hoặc bán tắc ruột cũng là những bệnh lý có thể mắc phải sau khi phẫu thuật thận. Nhất là trong trường hợp không chuẩn bị kỹ và không đủ thời gian, phẫu thuật trong tình huống khẩn cấp, điều kiện và môi trường phẫu thuật không đảm bảo những tiêu chuẩn cao về y tế, thì hoàn toàn có thể để lại những di chứng nặng nề về sau cho người bệnh.  

Với những trường hợp bẩm sinh, hoặc buộc phải cắt bỏ thận khi tuổi còn nhỏ thì có khả năng sẽ bị suy giảm một số chưc năng về sau và dễ mắc phải bệnh lý về huyết áp cao. Tuy nhiên, tình trạng về giảm hay mất chức năng thận thường chỉ ở trạng thái nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và tuổi thọ. Nhìn chung, khi chỉ có một bên thận thì cơ thể con người vẫn có thể sống khoẻ mạnh, và ít gặp phải vẫn vấn đề đặc biệt nguy hiểm.