Là các bậc phụ huynh họ thường mong muốn con mình sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện về mọi mặt vì vậy các bậc cha mẹ thường tìm hiểu để mua những loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng nhằm bổ sung dưỡng chất cho cơ thể của con. Tuy nhiên, trẻ em uống thuốc bổ nhiều có thật sự tốt không?
Có nên bổ sung thuốc bổ cho trẻ?
Đối với trẻ em khỏe mạnh, đủ cân và tình trạng cơ thể bình thường thì không cần phải bổ sung thêm thuốc bổ. Tuy nhiên nhiều bố mẹ vẫn nghĩ rằng chế độ ăn uống không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vì vậy thường mua rất nhiều thuốc để bổ sung cho trẻ. Vậy nên phụ huynh cần lưu ý vấn đề liều lượng để an toàn cho sức khỏe của con em mình.
Đối với trẻ suy dinh dưỡng, bố mẹ cần bổ sung thêm thuốc bổ. Còn đối với trẻ béo phì bố mẹ nên cho trẻ ăn ít chất béo và bổ sung thêm vitamin vì chế độ ăn hạn chế chất béo sẽ không giúp trẻ hấp thu đầy đủ các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K.
Đối với trẻ sơ sinh từ 0 – 4 tháng tuổi, có thể bổ sung dưỡng chất bằng cách cho mẹ sử dụng thuốc bổ thay vì cho trẻ uống trực tiếp. Tuy nhiên, trước khi bổ sung bất kỳ loại thuốc bổ nào, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để xác định xem trẻ đang thiếu dưỡng chất gì và cần bổ sung bao nhiêu.
Nên cho trẻ sử dụng những loại thuốc bổ nào?
Hiện nay, có khá nhiều loại thuốc bổ cho trẻ em. Tuy nhiên, bố mẹ chỉ nên cho trẻ sử dụng các loại thuốc bổ đảm bảo an toàn và uống đúng liều lượng. Những loại thuốc bổ phổ biến và an toàn như
Cốm vi sinh: Bổ sung các hoạt chất, vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn uống ngon miệng, thích hợp sử dụng cho trẻ biếng ăn và dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạn chế phát sinh tác dụng phụ.
Men vi sinh và men tiêu hóa: Chứa nhiều thành phần như protein, whey, kẽm, taurine, lysine,… hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ, kích thích cảm giác thèm ăn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn.
Sữa cao năng lượng: Giàu chất xơ tự nhiên nên có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ tốt hơn, ngăn chặn nguy cơ đầy hơi, chướng bụng, táo bón. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như IgA, IgB, IgM giúp tăng cường khả năng miễn dịch ở trẻ em.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trước khi mua bất kỳ loại thuốc bổ nào, bố mẹ cũng cần đọc kỹ thành phần, hàm lượng các chất, nguồn gốc xuất xứ, đồng thời cho trẻ uống đúng cách, đúng liều lượng.
Trẻ em uống thuốc bổ nhiều có tốt không?
Cho dù thuốc có tốt đến mức như thế nào thì cũng nên uống có chừng mực, việc uống thuốc bổ quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kê đơn phù hợp để biết con đang thiếu dưỡng chất nào để bổ sung dưỡng chất cho con.
Việc cho trẻ uống quá nhiều thuốc bổ có thể dẫn đến thừa các dưỡng chất như:
Canxi: Thừa canxi có thể gây vôi hóa thận, đầu xương to, giảm hấp thu kẽm, sắt, magie, phốt pho,…
Vitamin D: Thừa vitamin D gây canxi hóa mô mềm, thận, tăng canxi máu, xương hóa sụn sớm, mệt mỏi, chán ăn ở trẻ.
Vitamin A: Thừa vitamin A gây viêm da, nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, viêm teo dây thần kinh thị giác đối với trẻ sơ sinh.
Vitamin C: Thừa vitamin C gây sỏi thận, tiêu chảy, nghiêm trọng hơn là loét đường tiêu hóa.
Sắt: Thừa sắt dễ gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
Vitamin nhóm B: Việc trẻ bị dị ứng với vitamin nhóm B như B6, B12 ở mức độ nhẹ có thể gây nổi mề đay, nặng hơn có thể gây sốc phản vệ.Trẻ em uống thuốc bổ nhiều có tốt không?
Trẻ em uống thuốc bổ nhiều có tốt không là thắc mắc của rất nhiều bố mẹ hiện nay. Cũng giống như những loại thuốc khác, việc uống thuốc bổ quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bố mẹ cần xác định trẻ đang thiếu dưỡng chất nào thông qua việc thăm khám bác sĩ đo lường và kê đơn phù hợp.
Hướng dẫn cho trẻ uống thuốc bổ đúng cách
Bố mẹ cần tìm hiểu các thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ ăn để hạn chế việc uống thuốc bổ quá nhiều ảnh hưởng đến sự cân bằng dinh dưỡng ở trẻ.
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi cho trẻ dùng để đảm bảo đúng liều lượng. Đồng thời nên cho trẻ sử dụng thuốc bổ dạng lỏng để dễ uống và dễ hấp thu.
Nếu cho trẻ ăn uống đủ chất kết hợp với dùng thuốc bổ khoáng 1 tháng nhưng trẻ vẫn chậm lên cân, biếng ăn,… bố mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để thăm khám và tìm ra nguyên nhân.