Ngày 15/11/2022 vừa qua, thế giới chính thức đạt 8 tỷ dân, mở ra một giai đoạn phát triển quan trọng cho xã hội loài người đặc biệt là trong lĩnh vực Y tế. Theo đó, tăng dân số đồng nghĩa với gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt là ở các đô thị lớn. Đội ngũ Y tế và cơ sở khám chữa bệnh sẽ gặp không ít thử thách, vì người chữa thì ít mà người bệnh thì ngày một nhiều. Đó chỉ là một trong những viễn cảnh dự báo cho một nền Y tế 8 tỷ dân. Và Y tế số chính là xu hướng tất yếu toàn cầu giúp tối ưu trải nghiệm cho cả 3 bên: bệnh viện, bác sĩ và bệnh nhân. Vậy thì Y tế số là gì? Tại sao lại là Y tế số? Khách mời trong tập Vietnam Innovator Podcast kỳ này là anh Trần Quốc Dũng - CEO Ominext Group - Đơn vị duy nhất tại Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Công nghiệp Phát triển hệ thống y tế và phúc lợi xã hội Nhật Bản – JAHIS, đối tác phát triển công nghệ thị trường Y tế Nhật Bản, để lý giải về xu thế Y tế số hiện nay. Y tế số là gì? Tại sao lại là Y tế số? “‘Y tế số’ là số hóa những gì liên quan đến Y tế” - anh Dũng giải thích. Đây là sự kết hợp giữa công nghệ và chăm sóc sức khỏe để tối ưu dịch vụ Y tế cho từng cá nhân. Tuỳ từng quốc gia có những chính sách khác nhau nhưng tựu chung đều hướng tới việc xây dựng nền tảng hạ tầng Y tế số bao gồm: THỨ 1 - MÃ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN: Ở Việt Nam là mã số trên Căn cước công dân gắn chip. Thông tin sức khỏe và bảo hiểm từ A-Z của một cá nhân từ lúc sinh ra đến khi mất đi có thể được truy xuất qua một mã duy nhất. THỨ 2 - PHỔ CẬP EMR (ELECTRONIC MEDICAL RECORDS): Hệ thống bệnh án điện tử giúp lưu trữ thông tin bệnh án bệnh nhân online. THỨ 3 - XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU Y TẾ SỐ QUỐC GIA (EHR - ELECTRONIC HEALTH RECORDS): Hệ thống cơ sở dữ liệu sức khỏe được lưu trữ và đồng bộ hóa ở tầng quốc gia, nối các EMR (bệnh án) lại với nhau. EHR có nhiệm vụ tạo tự động hồ sơ sức khỏe điện tử cho từng bệnh nhân bằng cách tổng hợp dữ liệu y tế của từng bệnh nhân đến từ nhiều hệ thống EMRs của nhiều cơ sở y tế, và bổ sung dữ liệu sức khỏe cho từng bệnh nhân. THỨ 4 - ỨNG DỤNG ĐƠN THUỐC ĐIỆN TỬ: Không còn là đơn thuốc giấy thủ công, tất cả chẩn đoán và danh sách thuốc từ bác sĩ đều được lưu lại qua máy tính. THỨ 5 - PHR (PERSONAL HEALTH RECORDS): Hồ sơ sức khỏe cá nhân được quản lý bởi chính bệnh nhân chỉ bằng smartphone, cho phép họ tự ghi chép một hồ sơ 'riêng' về dị ứng, thuốc men, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình… Hồ sơ PHR gồm sự kết hợp thông tin lâm sàng từ các lần khám chữa bệnh, kết quả khám sức khỏe, kết quả xét nghiệm,và dữ liệu mà bệnh nhân có thể tự theo dõi. THỨ 6: THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG PRIMARY CARE: Chăm sóc sức khỏe tiện lợi. Ngoài ra, Y tế số còn có thể ứng dụng bằng telehealth (thiết bị khám bệnh từ xa) hay telemedicine (Y tế từ xa).

Xu hướng nào ở ngành Y tế với 8 tỷ dân?
01
Dân sinh
Ngày 20/6, bác sĩ Đỗ Đình Lượng - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc thông tin, đơn vị vừa tiếp nhận 3 trường hợp nghi ngờ ngộ độc hoa chuông.
Theo lời kể của các nạn nhân, cả 3 người là khách du lịch tại Tam Đảo. Trên đường đi chơi, họ hái hoa chuông về nấu ăn. Sau khi ăn
02
Kinh tế
Sở Xây dựng TP.HCM cho biết thị trường kinh doanh bất động sản tại TP.HCM tăng trưởng âm khiến nhiều doanh nghiệp trên đà điêu đứng.
Theo Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, 6 tháng đầu năm 2023 hoạt động thị trường bất động sản tăng trưởng âm (giảm 11,58%) so với cùng kỳ trong khi quý I cũng giảm
Sau khi đăng quang Miss World Vietnam 2023, Hoa hậu Huỳnh Trần Ý Nhi (SN 2002) đã không ngần ngại chia sẻ về câu chuyện tình yêu của mình. Đây cũng là lần hiếm hoi trong lịch sử các cuộc thi sắc đẹp có nàng hậu công khai bạn trai sau khi đăng quang.
Được biết bạn trai của Ý Nhi tên Nguyễn Anh
Lấy cảm hứng từ những nét đặc trưng và bề dày lịch sử của Hà Nội, bộ phông chữ đặc biệt ra đời nhằm tôn vinh nơi này như một thành phố sáng tạo.
Tác giả bộ phông chữ là xưởng thiết kế Behalf, được sáng lập bởi Nguyễn Hùng Giang – một giảng viên thiết kế của Đại học RMIT Việt Nam. Đội ngũ Behalf